Multimedia Đọc Báo in

Các cấp hội phụ nữ tỉnh tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

16:34, 20/03/2013

Trong gần 2 tháng qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) trong toàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp phụ nữ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 4 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến trực tiếp của 134 đại biểu là cán bộ chuyên trách Tỉnh hội, Ủy viên Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh, cán bộ nữ chủ chốt các cấp và đại biểu nữ doanh nhân, dân tộc, tôn giáo, đại diện hội viên và đã tiếp nhận 126 ý kiến tham gia đóng góp.

Tính đến ngày 18-3, các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức được 1.579 hội nghị, hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ, chi, tổ Hội tuyên truyền nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho 82.715 cán bộ, hội viên phụ nữ, trong đó có 81.965 cán bộ, hội viên phụ nữ tham dự các hội nghị lấy ý kiến và đã có 38.435 ý kiến tham gia.

Hầu hết các ý kiến đều thống nhất cao nội dung Dự thảo đã bảo đảm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước và văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992; kế thừa cơ bản các quy định của các bản Hiến pháp trước, có nhiều điểm mới, ngắn gọn, súc tích, phù hợp với xu thế phát triển mới của đất nước, bảo đảm tính ổn định lâu dài và nâng cao chất lượng kỹ thuật lập hiến. Dự thảo đã làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân và bổ sung một số quyền mới phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người; thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo về bản chất dân chủ, về phạm vi và phương thức thực hiện dân chủ nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước; khẳng định vai trò, vị thế của các tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (trong đó có Hội LHPN Việt Nam). Tuy nhiên, từ góc độ bảo đảm bình đẳng giới, cũng có khá nhiều ý kiến băn khoăn về việc một số quy định của Hiến pháp năm 1992 vẫn còn có giá trị và đang phát huy vai trò trong thực tế nhưng không được kế thừa trong dự thảo lần này: về cơ hội bình đẳng của nam, nữ trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa; đặc thù giới tính nữ trong mối tương quan với các vấn đề của quốc gia, cộng đồng xã hội và gia đình; vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong việc đại diện, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển phụ nữ Việt Nam…

Trần Phong


Ý kiến bạn đọc


(Video) Nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn
Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Buôn Đôn.