Multimedia Đọc Báo in

Ban Pháp chế thẩm tra các Dự thảo báo cáo trình kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VIII

15:53, 27/06/2013

Ngày 27-6, Ban Pháp chế của HĐND tỉnh đã tổ chức họp thẩm tra, góp ý các văn bản trình tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VIII (dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 11-7) đối với Dự thảo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục thi hành án dân sự tỉnh Dak Lak; Đề án “công nhận thị trấn Buôn Trấp là đô thị loại IV”; Báo cáo giám sát về “Công tác cải cách thủ tục hành chính” tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Dak Lak.

Quang cảnh buổi làm việc.

Thẩm tra các Dự thảo báo cáo công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cục thi hành án dân sự, Ban Pháp chế cơ bản đồng tình với những nội dung báo cáo; hoan nghênh nỗ lực, cố gắng của 3 ngành trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trên các lĩnh vực, xét xử, giải quyết các loại án và vụ việc có điều kiện thi hành; đồng thời phân tích một số tồn tại, hạn chế của 3 ngành ở một số lĩnh vực công tác. Trên tinh thần cầu thị, đại diện 3 ngành đã tiếp thu ý kiến đánh giá của Ban Pháp chế và giải trình nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; đề nghị Ban Pháp chế nghiên cứu bổ sung, sửa đổi một số nội dung thẩm tra đối với Dự thảo 3 báo cáo.
Thẩm tra Đề án “Công nhận thị trấn Buôn Trấp là đô thị loại IV”, Ban Pháp chế nhận định: Đề án có đầy đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật và cần thiết triển khai. Ban Pháp chế cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với UBND tỉnh, UBND huyện nhằm tiếp tục xây dựng thị trấn Buôn Trấp phát triển bền vững, đảm bảo chỉ tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Qua thực tế giám sát công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Dak Lak và qua thẩm tra Dự thảo báo cáo này trình kỳ họp HĐND sắp tới, Ban Pháp chế đã đánh giá cao công tác cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn vị đã có những chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế liên thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính đã tạo thuận lợi tối đa cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân… Ban Pháp chế cũng kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác này thời gian sắp tới.


Đăng Triều
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.