Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số: Những thành quả bước đầu

10:32, 28/10/2013

Xác định công tác “Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là một mặt quan trọng trong công tác dân vận, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách đối với các già làng, trưởng buôn, người tiêu biểu có uy tín trong ĐBDTTS luôn được các cấp, các ngành quan tâm.

Nhiều địa phương hằng năm đều tổ chức gặp mặt, thăm hỏi và động viên kịp thời, nhất là các dịp lễ, tết nên đã phát huy tốt vai trò của họ trong quần chúng nhân dân. Điển hình như, huyện Krông Pak trong năm 2010, đã tổ chức gặp mặt 70 đại biểu, năm 2011 tổ chức gặp mặt 41 người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mông, năm 2012 thăm hỏi, tặng quà với số tiền 53 triệu đồng; huyện Buôn Đôn: năm 2010 tổ chức gặp mặt người có uy tín, thăm hỏi và tặng 100 suất quà trị giá 37 triệu đồng, năm 2011 thăm hỏi và tặng quà với tổng trị giá 24 triệu đồng; huyện Lak: gặp mặt, tặng quà tới 100 vị già làng, người có uy tín với số tiền 65 triệu đồng; huyện Ea H’leo chi thăm hỏi ốm đau đối với 53 lượt già làng, người có uy tín với kinh phí 47 triệu đồng... Theo thống kê của MTTQ các cấp, trong những qua MTTQ các cấp đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thăm hỏi, tặng quà những già làng, trưởng buôn, người có uy tín gặp hoạn nạn, ốm đau trong đồng bào DTTS với 1.670 suất quà, trị giá 649,451 triệu đồng; thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ, tết cho 541 lượt người với trị giá 773 triệu đồng; tổ chức được 19 đợt tham quan, du lịch cho 365 người có uy tín tới các tỉnh thành trong nước với tổng kinh phí trên 3,6 tỷ đồng. Tổ chức tiếp xúc, tranh thủ 1.307 lượt chức sắc, cốt cán trong các tôn giáo và 263 lượt người có uy tín trong đồng bào DTTS với tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ cho người có uy tín là 863 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 400 triệu đồng. Đặc biệt mặc dù đến tháng 3-2011, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định về chính sách đối với người có uy tín, nhưng trong hai năm 2011 – 2012, tỉnh Dak Lak đã căn cứ vào tình hình thực tế đã chủ động thực hiện chính sách từ nguồn ngân sách địa phương với hơn 3,1 tỷ đồng (trong đó Ngân sách Trung ương là 1,7 tỷ đồng và địa phương là 2,4 tỷ đồng) để tổ chức thăm hỏi, gặp mặt và tặng quà người có uy tín để kịp thời động viên họ chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời khích lệ tham gia tốt các phong trào quản lý xã hội ở địa bàn dân cư.  Chính từ những chính sách trên đã góp phần động viên tinh thần và nâng cao khả năng công tác vận động quần chúng cho người có uy tín trong đồng bào DTTS. Để bảo đảm cho việc phát triển kinh tế, xã hội tại các thôn, buôn từ đó nâng cao uy tín của các già làng, trưởng buôn, trong những năm qua, các chương trình chính sách trên địa bàn luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tiêu biểu như Chương trình 134 đã giải quyết được 15.535 nhà; 5.531 hộ về đất ở (bình quân 260m2/hộ); 7.737 hộ về đất sản xuất (bình quân 0,5 ha/hộ); 16.059 hộ về nước sinh hoạt với tổng kinh phí là 222.069 triệu đồng. Chương trình 135 đã tổng kết xong giai đoạn II… Nhìn chung những chính sách đã và đang đem lại những kết quả khả quan. Cơ sở hạ tầng tại các vùng sâu, vùng xa được cải thiện đáng kể, lưu thông hàng hóa và trao đổi hàng hóa có nhiều thuận lợi… Nhờ vậy đời sống người dân được nâng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp cho nhiều hộ DTTS nghèo, đời sống khó khăn có điều kiện vươn lên, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống, làm cho những vùng đồng bào DTTS thực sự có những đổi thay.

Ngoài ra các ban, ngành cũng có nhiều chính sách giúp đỡ những gia đình của trưởng buôn, già làng, người có uy tín trong ĐBDTTS có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị bệnh, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình tham gia phong trào phát triển sản xuất, đóng góp ý kiến của mình vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; vận động con cháu trong gia đình theo học văn hóa, tuyển sinh vào các trường nội trú, đặc biệt như Trường Văn hóa III Bộ Công an, các cơ sở đào tạo nghề thanh niên trên địa bàn tỉnh. Khi ra trường có chính sách tuyển dụng vào làm việc trong các công ty nông, lâm nghiệp… Mặt khác, các ban ngành, nhất là ở cơ sở chủ động có kế hoạch bồi dưỡng cho người có uy tín nhằm bố trí vào các tổ chức xã hội, tổ chức truyền thống của ĐBDTTS, tổ hòa giải ở các thôn, buôn hoặc cơ cấu vào UBMTTQ các cấp… từ đó nâng cao uy tín, phát huy vai trò của họ trong công tác vận động quần chúng, bảo vệ trật tự an toàn xã hội… Ngoài ra với mục đích bổ sung kiến thức, giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết cho các già làng, trưởng buôn, người có uy tín về tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, thế giới từ đó nâng cao hiểu biết, khả năng nhận biết và vận động quần chúng của những người có uy tín, thì chỉ tính riêng năm 2012, Công an tỉnh cũng đã tổ chức toạn đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác vận động quần chúng trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc cho 100 đại biểu là người có uy tín trong tỉnh. MTTQ các cấp phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức thành viên tổ chức 56 hội nghị, cung cấp thông tin, tập huấn cho người uy tín, với 9.272 lượt người tham dự, tổng kinh phí thực hiện trên 604 triệu đồng… Thông qua các buổi tổ chức gặp mặt, các già làng, trưởng buôn, người có uy tín rất phấn khởi, bày tỏ ý kiến, tâm tư nguyện vọng góp phần vào ổn định tình hình chung ở địa phương.

Những người có uy tín, già làng, trưởng buôn trong đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên được mời tham gia các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong kế hoạch phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Những người có uy tín, già làng, trưởng buôn trong đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên được mời tham gia các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong kế hoạch phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua việc thực hiện chính sách với người có uy tín trong ĐBDTTS chưa đi vào khuôn mẫu và còn mang tính phong trào, có nơi vẫn chưa thực sự làm tốt công tác này, nên chưa phát huy tốt vai trò của người tiêu biểu; hoặc khi không có cuộc vận động thì thiếu sự quan tâm, thăm hỏi… Do đó, nhằm mục đích nâng cao hơn nữa vai trò của người có uy tín trong ĐBDTTS đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tuyên truyền, vận động toàn dân hưởng ứng và tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước và Mặt trận, UBND tỉnh đã có kiến nghị với Trung ương, đối với vùng đặc biệt khó khăn, cần có chính sách đãi ngộ đặc thù cho người có uy tín để động viên họ, đầu tư kinh phí xây dựng câu lạc bộ cho người cao tuổi, để tạo điều kiện cho họ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tại cơ sở; tổ chức nghiên cứu sâu hơn về cộng đồng dân cư DTTS để có phương án ban hành quy chế về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của họ trong đời sống xã hội vùng ĐBDTTS, có cơ chế, chính sách cụ thể để động viên và phát huy họ trong công tác vận động quần chúng…

Hoàng Gia

 


Ý kiến bạn đọc