Multimedia Đọc Báo in

Hội đồng Lý luận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Dak Lak về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

15:44, 06/11/2013

Sáng 6-11, Đoàn công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương do GS.TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Dak Lak Lak về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Dhăm Ênuôl; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Phú và đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh, các ban của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQVN tỉnh, Trường Chính trị tỉnh và các đoàn thể đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

 Tại buổi làm việc, theo đề nghị của Đoàn công tác, đại diện tỉnh Dak Lak đã báo cáo những nội dung xung quanh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh. Trước hết về một số thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng qua 10 năm đổi mới, nhất là 10 năm gần đây, theo đánh giá của Tỉnh ủy, việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng qua các nhiệm kỳ luôn được coi trọng; bộ máy tổ chức Đảng và hệ thống chính trị luôn được chú trọng kiện toàn nhất là ở cơ sở, trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, đảng viên ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng phát triển đảng viên là người có đạo, đảng viên trẻ, đảng viên nữ… Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cấp ủy, chính quyền thực hiện lồng ghép có hiệu qủa với chương trình xây dựng nông thôn mới, cải cách thủ tục hành chính; qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tiên tiến. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, qua thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình, nhìn chung các cấp ủy, các ngành, cơ quan, đơn vị đã chỉ ra khuyết điểm khá cụ thể, sát đúng thực trạng trên 3 mặt mà Nghị quyết nêu ra. Từ tháng 6-2011 đến tháng 6-2013, qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã kết luận có 82 tổ chức, 763 cá nhân có vi phạm; xử lý kỷ luật 23 tổ chức và 580 đảng viên. Sau kiểm điểm, các cấp ủy đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế, khắc phục khuyết điểm và thiếu sót theo Nghị quyết Trung ương 4.

GS.TS Lê Hữu Nghĩa phát biểu
GS.TS Lê Hữu Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc

Về một số vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng, từ thực tiễn hoạt động, Dak Lak đã mạnh dạn, thẳng thắn nêu lên, đó là việc nhận diện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.

Về tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng ở địa phương, tỉnh xác định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ trên các mặt công tác xây dựng Đảng, gắn với đổi mới, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế, tạo sự gắn bó giữa Đảng với dân; bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác của các cấp ủy đảng, về quan hệ lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với tổ chức, hoạt động của tổ chức chính trị; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Ủ y viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm rõ thêm một số nội dung tại buổi làm việc
Ủ y viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Phú phát biểu tại buổi làm việc

Về đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở, từ thực tiễn kinh nghiệm ở địa phương, Dak Lak đã nêu lên nhiều giải pháp, kiến nghị, đó là: đẩy mạnh việc đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở; đổi mới phương thức hoạt động, chất lượng các kỳ họp HĐND cấp xã; nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri; tập trung thực hiện tốt việc đổi mới, nâng cao chất lượng của MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân ở cơ sở; chú trọng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại chỗ; trong bồi dưỡng cán bộ, chú trọng bồi dưỡng theo chức danh và kỹ năng xử lý tình huống ở cơ sở…

Về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, quy chế dân chủ đã từng bước đi vào cuộc sống, dù ở thành thị hay nông thôn, tỉnh, huyện hay cơ sở, cụm từ “thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở” đã trở thành phương châm hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã khơi dậy được tinh thần đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phong trào đền ơn đáp nghĩa… Trong các doanh nghiệp, quy chế dân chủ được thực hiện gắn với quy chế làm việc, quy chế phân phối tiền lượng, tiền thưởng, quy chế nâng lương, quy chế quản lý tài chính… Trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trên 90% cơ quan đã xây dựng nội quy, quy chế làm việc, ban hành các văn bản quy định nội dung thực hiện quy chế dân chủ theo ngành, lĩnh vực quản lý. Nhiều cơ quan, đơn vị đã gắn chặt việc thực hiện quy chế dân chủ với thực hiện Luật Cán bộ, công chức và công tác cải cách hành chính.

Trên cơ sở nắm bắt, đánh giá các nội dung về tình hình xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, các đại biểu đã cùng nhau phân tích, làm sáng rõ thêm một số vấn đề như: đánh giá mức độ suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; quan hệ lãnh đạo của Đảng với chính quyền; những khó khăn trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; vai trò của già làng trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở...

Đàm Thuần

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.