Multimedia Đọc Báo in

Sơ kết công tác phối hợp hoạt động giữa Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

08:03, 26/11/2013

Chiều 25-11, tại TP. Buôn Ma Thuột, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã tổ chức sơ kết một năm thực hiện “Chương trình phối hợp về công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo năm 2013”.

Hội nghị sơ kết thực hiện “Chương trình phối hợp về công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo năm 2013”.
Hội nghị sơ kết thực hiện “Chương trình phối hợp về công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo năm 2013”.

Trong năm qua, sau khi ký kết chương trình phối hợp, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Hội LHPN Việt Nam đã triển khai kế hoạch thực hiện tới 5 tỉnh Tây Nguyên và 7 tỉnh giáp Tây Nguyên. Kết quả, hai cơ quan đã phối hợp tăng cường tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước tới hàng triệu hội viên phụ nữ vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc, tôn giáo cho 90 cán bộ hội các cấp của 13 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Cũng trong năm qua, từ chương trình phối hợp, Hội LHPN Việt Nam các tỉnh Tây Nguyên đã phát triển được 2.397 hội viên người dân tộc thiểu số, tôn giáo.

Nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động phối hợp trong năm 2014, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Hội LHPN Việt Nam sẽ tập trung giáo dục, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu; tăng cường hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tổ chức gặp mặt, biểu dương cán bộ, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo tiêu biểu khu vực Tây Nguyên về thực hiện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.  Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Hội LHPN Việt Nam cũng chọn xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin để chỉ đạo điểm về phối hợp tuyên truyền, vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo.

Bình Định


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.