Multimedia Đọc Báo in

Đại hội MTTQ huyện Krông Buk lần thứ XII

17:25, 09/04/2014
Trong 2 ngày 7 và 8-4, MTTQ Việt Nam huyện Krông Buk đã tổ chức đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2014 – 2019 với chủ đề “Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vài vai trò của MTTQ Việt Nam, vượt qua khó khăn thách thức, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới vì sự phát triển bền vững của huyện Krông Buk”.
 
Các đại biểu tham dự đại hội
Các đại biểu tham dự đại hội
 
Trong nhiệm kỳ qua, MTTQ huyện Krông Buk đã tập hợp các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện tích cực thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh và  Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước gắn với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó hưởng ứng mạnh mẽ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ở 100% thôn, buôn; vận động được 1,8 tỷ đồng cho hoạt động “Ngày vì người nghèo” để xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn….
Nhiệm kỳ tới, MTTQ huyện đưa ra chương trình hành động là đa dạng hóa các hình thức tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân; phấn đấu 75 thôn, buôn đạt văn hóa, xóa nhà tạm bợ, dột nát tại 2 xã, xây dựng 70% khu dân cư an toàn  không có ma túy và bảo đảm vệ sinh môi trường.
 
Đại hội đã bầu 51 ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Buk nhiệm kỳ 2014 – 2019, Ban Thường trực gồm 5 người và ông Hoàng Khắc Thuyên được bầu làm Chủ tịch.
M.T
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.