Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị phổ biến, quán triệt và lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

07:47, 22/08/2015

Sáng 21-8, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt và lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Đại diện Thường trực HĐND, UBND; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh đã tham dự hội nghị.

jsdjas
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận đóng góp ý kiến đối với 8 nội dung trọng tâm trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) như: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; Loại bỏ hình phạt tử hình ở một số tội, quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp, quy định không giảm án đối với người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân; Chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn; Bổ sung trường hợp xử lý hình sự đối với người trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng…

jfhjhf
Đại diện Sở Tư pháp đóng góp ý kiến tại Hội nghị.

Các đại biểu đã thảo luận, đề xuất chỉnh sửa bố cục, từ ngữ ở một số chương, điều trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), thống nhất cao về việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội, quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp.

jvsdjhfs
Đại biểu Công an tỉnh đóng góp ý kiến tại Tổ thảo luận số 2.

Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân trong việc góp ý vào nội dung dự thảo bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp để Bộ luật Hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.