Multimedia Đọc Báo in

Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Tư pháp

23:24, 24/09/2015

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 24-9, Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Tư pháp về công tác quản lý Nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh, thời gian từ đầu năm 2013 đến hết tháng 6-2015.

dv
Trưởng Ban Pháp chế Phạm Hát phát biểu tại buổi làm việc

          Thời gian qua, Sở Tư pháp đã thực hiện tốt công tác tổ chức triển khai Luật Luật sư và các văn bản có liên quan trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư. Hằng năm, Sở Tư pháp cũng chủ động xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra, thanh tra các hoạt động hành nghề luật sư. Cụ thể, từ đầu năm 2013 đến nay, Sở đã tổ chức 6 cuộc thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật trong tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư đối với 4 tổ chức hành nghề luật sư và 2 chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư. Qua đó, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các cá nhân, tổ chức có vi phạm, góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương hành nghề, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp.

dv
 Đại diện Sở Tư pháp đóng góp ý kiến với Đoàn giám sát

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Trưởng Ban Pháp chế Phạm Hát yêu cầu Sở Tư pháp cần chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo nghiệp vụ, nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Sở Tư pháp trong công tác quản lý Nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra cơ chế, biện pháp hữu hiệu quản lý chặt chẽ những người hành nghề luật sư, chi nhánh Văn phòng luật sư không thuộc Đoàn Luật sư tỉnh. Bởi vì qua kết quả thanh tra của Sở Tư pháp cho thấy phần lớn các sai phạm trong hành nghề luật sư đều ở các chi đơn vị ngoài Đoàn luật sư tỉnh…

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.