Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea H'leo: Cần có cơ chế chính sách đặc thù trong tuyển dụng con em đồng bào dân tộc thiểu số

19:00, 24/09/2015
Ngày 23-9, tiếp tục thực hiện Kế hoạch khảo sát tại các địa phương trong tỉnh, Đoàn khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và đào tạo tại huyện Ea H’leo. 
 
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với UBND huyện Ea H'leo
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với UBND huyện Ea H'leo.

Huyện Ea H’leo có 67 trường học từ mầm non đến trung học cơ sở, với 20.509 học sinh. Năm học 2013-2014, huyện được giao 2.061 biên chế sự nghiệp giáo dục, tăng 69 biên chế so với năm học trước, từ năm học 2014-2015 đến nay tỉnh không giao biên chế. Trên cơ sở biên chế được giao, huyện đã phân bổ 2.043 biên chế cho các bậc học, cụ thể cán bộ quản lý 162 biên chế, giáo viên 1.627 biên chế, nhân viên 256 biên chế. Năm học 2014-2015, UBND huyện điều chỉnh 15 biên chế cho 3 trường mầm non mới thành lập và 4 trường THCS tăng lớp, nâng tổng số biên chế của ngành Giáo dục huyện lên 2.058 biên chế. 

Về công tác tuyển dụng, năm học 2013-2014, huyện đã tuyển 141 giáo viên cả 3 bậc học bằng hình thức xét tuyển, trong đó dân tộc thiểu số là 26 người, chiếm tỷ lệ 18,4%. Như vậy, tính đến tháng 9-2015, huyện Ea H’leo có 1.436 giáo viên đã tuyển dụng chính thức và 185 giáo viên hợp đồng không xác định thời hạn trong chỉ tiêu biên chế. Kể cả giáo viên biên chế và giáo viên hợp đồng được sắp xếp, bố trí công tác phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn và vị trí việc làm. Huyện đã phối hợp với các ngành chức năng, một số trường đại học, cao đẳng mở nhiều lớp bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Đến nay, 100% giáo viên của 3 cấp học đạt chuẩn. 

Về điều động, luân chuyển, từ năm 2013 đến nay, huyện đã điều động, luân chuyển 106 công chức, viên chức sự nghiệp giáo dục, trong đó tại huyện là 82 người, ngoài huyện là 24, chủ yếu theo nguyện vọng. 

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Khút Niê
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Khút Niê thăm hỏi giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (xã Cư Amung). 

Tại buổi làm việc, huyện Ea H’leo kiến nghị: cấp trên sớm ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xem xét, bổ nhiệm công chức, viên chức đối với cán bộ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; khi xét tuyển giáo viên tiểu học và THCS nên ưu tiên xét tuyển người có trình độ từ cao xuống thấp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Cần có cơ chế, chính sách đặc thù trong tuyển dụng con em dân tộc thiểu số và chính sách mở trong tuyển dụng theo diện đặc cách nhằm tạo điều kiện cho những người có thời gian hợp đồng làm việc lâu năm, tránh thiệt thòi khi tham gia xét tuyển.. Đặc biệt, cần tăng biên chế giáo viên bộ môn tiếng Anh và Tin học cho các trường tiểu học bởi bậc học này đang thực hiện nhiều chương trình, dự án...

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát thực tế tại Trường Tiểu học
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát thực tế tại Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (xã Cư Amung).
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Y Khút Niê, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu tỉnh ghi nhận những kiến nghị, cũng như những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục của huyện Ea H’leo. Từ thực tế ở huyện cũng như các địa phương trong tỉnh, Đoàn sẽ tổng hợp, kiến nghị với các bộ, ngành chức năng và Quốc hội. 
 
Nguyên Hoa 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.