Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông giai đoạn 1954-2015

09:15, 09/05/2016

Huyện ủy Krông Bông vừa tổ chức Hội thảo lần thứ 2 lấy ý kiến góp ý cho cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông giai đoạn 1954- 2015”.

Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở kế thừa, tiếp thu và bổ sung nội dung của hai tập sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975” và “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông  giai đoạn 1975-2000” đã được xuất bản nhằm ghi lại những chặng đường đấu tranh anh dũng, vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân huyện Krông Bông. Bản thảo “Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Bông giai đoạn 1954 – 2015” gồm có 3 phần chính: Krông Bông - Vùng đất, con người và truyền thống lịch sử; Krông Bông-H9 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975; Đảng bộ Krông Bông trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975-2015).

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã có nhiều ý kiến góp ý cụ thể về các phần của cuốn sách; bổ sung thêm một số sự kiện lịch sử, nhân chứng, mốc thời gian cũng như những tấm gương tiêu biểu gắn liền với phong trào cách mạng và sự phát triển của huyện trong các giai đoạn; làm rõ hơn những đóng góp của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Krông Bông-H9 trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1954-1975, những đóng góp của đồng bào kinh tế mới sau giải phóng; những kinh nghiệm, bài học lịch sử rút ra trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện qua các giai đoạn…

Sau hội thảo này, trên cơ sở  ý kiến góp ý của các đại biểu, Ban biên soạn sẽ tiếp thu thêm các ý kiến đóng góp của cán bộ lãnh đạo tỉnh, huyện qua các thời kỳ, tiếp tục tổ chức Hội thảo lần cuối và dự kiến cho ra mắt cuốn sách trong dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập huyện Krông Bông (19-9-1981 – 19-9-2016).

                                       Thanh Hòa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.