Multimedia Đọc Báo in

Những nỗ lực trong công tác Xây dựng Đảng khối doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

09:27, 25/10/2016

Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch 87 về Xây dựng Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp (DN) tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong các DN ngoài khu vực Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Theo Đảng ủy Khối DN tỉnh, sau hơn 5 năm thực hiện Kế hoạch, công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong các DN ngoài khu vực Nhà nước (NKVNN) đã đạt được một số kết quả bước đầu: đã thành lập mới 14 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), nâng tổng số lên 47 TCCSĐ với 773 đảng viên; thành lập mới 3 tổ chức Đoàn và kết nạp 27 đoàn viên, nâng số tổ chức Đoàn trong DN NKVNN lên 24 đơn vị với 565 đoàn viên. Sự phát triển về lượng và chất của các TCCSĐ, Đoàn đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; tạo lập mối quan hệ giữa cấp ủy với ban lãnh đạo, chủ DN và các tổ chức đoàn thể trong DN; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của DN.

Nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu Intimex Buôn Ma Thuột là một trong những DN thuộc Đảng ủy Khối DN.
Nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu Intimex Buôn Ma Thuột là một trong những DN thuộc Đảng ủy Khối DN.

Đảng bộ Khối DN tỉnh hiện có 82 TCCSĐ, trong đó có 35 DNNN, 47 DN NKVNN (37 công ty cổ phần có vốn Nhà nước dưới 50% và 10 Công ty TNHH tư nhân). Trong tổng số 2.954 đảng viên/14.285 lao động của toàn Đảng bộ, có 773 đảng viên thuộc DN NKVNN, chiếm tỷ lệ trên 29%. Tuy nhiên, công tác xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên trong các DN NKVNN vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng tổ chức Đảng, đoàn thể còn mỏng, chưa tương xứng với quy mô phát triển của loại hình DN này bởi trong số trên 3.000 DN NKVNN ở TP. Buôn Ma Thuột thì DN có TCCSĐ chỉ chiếm tỷ lệ 1,5%. Còn nếu so với trên 6.000 DN NKVNN hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thì tỷ lệ DN có TCCSĐ, chỉ chiếm 0,8%.

Nguyên nhân chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN đang gặp khó khăn, đa số quy mô vừa và nhỏ, hiệu quả không cao, thiếu bền vững, luôn đối mặt với nguy cơ phá sản, giải thể. Thêm vào đó, một số chủ DN chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò của tổ chức Đảng, đoàn thể trong trong DN mình nên thiếu sự quan tâm xây dựng.

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn trên, tại cuộc họp Ban Chấp hành (mở rộng) Đảng ủy Khối DN lần thứ 7 cũng đã đề ra nhiều giải pháp: Đảng ủy Khối DN tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể trong DN; biểu dương các DN làm tốt công tác Xây dựng Đảng, đoàn thể. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chủ DN nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thành lập tổ chức Đảng, Đoàn trong DN, tạo sự đồng thuận trong việc kết nạp chủ DN tư nhân vào Đảng theo tinh thần Chỉ thị 07-CT/TW của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW về việc thí điểm việc kết nạp những người là chủ DN tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng và các quy định của Trung ương về đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Trong thời gian tới, với việc đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa DNNN trên địa bàn tỉnh, số lượng DN NKVNN theo đó cũng sẽ tăng lên, vì vậy, công tác Xây dựng Đảng, Đoàn trong  DN NKVNN được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Việc tập trung thực hiện tốt các giải pháp liên quan đến công tác Xây dựng Đảng cũng chính là nhằm đạt được mục tiêu phấn đấu mà Đảng bộ Khối đã đề ra: đến năm 2020, có 100%  tổ chức cơ sở Đảng đạt hoặc vượt chỉ tiêu kết nạp đảng viên; xây dựng phát triển từ 2-3 TCCSĐ; có ít nhất 70% tổ chức cơ sở đảng trong DN NKVNN có người đứng đầu đồng thời là bí thư cấp ủy…   

Sau hơn 5 năm thực hiện Kế hoạch 87 của Tỉnh ủy về Xây dựng Đảng, đoàn thể trong DN tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, Đảng bộ Khối DN đã thành lập mới 14 TCCSĐ, nâng tổng số lên 47 TCCSĐ với 773 đảng viên; thành lập mới 3 tổ chức Đoàn và kết nạp 27 đoàn viên, nâng số tổ chức Đoàn lên 24 đơn vị với 565 đoàn viên.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.