Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện 3 đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp

18:20, 22/10/2016
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa có Nghị quyết 04-NQ/TU về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
 
Theo đó, tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất; đẩy mạnh liên kết, phát triển dịch vụ nhằm xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, an toàn và bền vững. Thực hiện 3 đột phá chính là tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng sản xuất toàn ngành đạt 4,5-5%, thu nhập của dân cư nông thôn tăng 1,5 lần so với năm 2015.
 
Nông dân xã Cư Huê, huyện Ea Kar sơ chế ngô
Nông dân xã Cư Huê, huyện Ea Kar sơ chế ngô
 
Tỉnh ủy cũng xác định những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường quản lý quy hoạch ngành; thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ để phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp…
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.