Multimedia Đọc Báo in

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Thường trực Tỉnh ủy

23:13, 23/11/2016

Chiều 23-11, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Bùi Thế Đức - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk nhằm kiểm tra việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII và các Nghị quyết của Đảng về văn hóa - văn nghệ. Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thị Chiến Hòa cùng đại diện các sở, ngành hữu quan.  

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc cho biết, đến thời điểm này, các cấp ủy Đảng từ tỉnh tới cơ sở đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nghiêm túc, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, tiến độ thời gian theo kế hoạch, đạt kết quả cao; mở 475 lớp cho 67.742 cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia học tập Nghị quyết; 100% các cấp ủy thuộc Tỉnh ủy đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.

Đối với việc thực hiện các các Nghị quyết của Đảng về văn hóa - văn nghệ, về  Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới”,  cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai sâu rộng đến từng cấp ủy Đảng, chính quyền, giới văn nghệ sĩ và mọi tầng lớp nhân dân. Viêc triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn học nghệ thuật trong đời sống xã hội. Từ đó, hoạt động văn học nghệ thuật ngày càng được quan tâm đầu tư và có những bước phát triển mới, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong trào phát triển sâu rộng, các di sản văn hóa truyền thống của tỉnh Đắk Lắk tiếp tục được bảo tồn và phát huy…

Bên cạnh đó, việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ /TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” từ tỉnh đến cơ sở được tiến hành một cách nghiêm túc, kịp thời. Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình trên các lĩnh vực, xây dựng nên môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa, củng cố bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại buổi làm việc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn mong rằng trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc hướng dẫn học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và các Nghị quyết của Đảng về văn hóa - văn nghệ.  Đồng thời đề nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ ngành liên quan quan tâm hỗ trợ cho Đắk Lắk nguồn kinh phí để đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, trang thiết bị cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đề ra bộ tiêu chí bình xét các danh hiệu văn hóa mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tăng mức hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với các tiêu chí về văn hóa…

phó
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt Đoàn công tác, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức ghi nhận những kết quả mà tỉnh Đắk Lắk đã đạt được trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và các Nghị quyết của Đảng về văn hóa - văn nghệ. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên; chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp tình hình thực tế địa phương …

Vạn Tiếp

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.