Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk và Mundulkiri (Campuchia) phối hợp thực hiện tốt công tác dân vận

15:02, 13/01/2017

Ngày 11-1, tại tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia), Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Dân vận và tuyên truyền giáo dục Đảng Nhân dân tỉnh Mundulkiri đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Bản ghi nhớ phối hợp công tác dân vận giữa hai tỉnh.

Qua 1 năm thực hiện Bản ghi nhớ, quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh đã đạt được kết quả tích cực như: tổ chức kết nghĩa giữa Hội Phụ nữ các xã có chung đường biên giới, xây dựng các mô hình tổ, nhóm giúp nhau giảm nghèo bền vững; Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk xây dựng 1 nhà làm việc tặng Hội Phụ nữ tỉnh Mundulkiri; Tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 500 người dân có hoàn cảnh khó khăn với trị giá 60 triệu đồng; thăm và tặng 300 suất quà cho học sinh nghèo học giỏi, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí khoảng 70 triệu đồng và 1 máy tính xách tay trị giá 12 triệu đồng; tổ chức 303 buổi tuyên truyền xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh và bảo vệ vững chắc an ninh biên giới cho 12.767 lượt người dân…

Hai bên đã bàn bạc, thống nhất các nội dung nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ năm 2017 như: tham mưu lãnh đạo hai tỉnh Đắk Lắk và Mundulkiri trong công tác dân vận, trọng tâm là vận động nhân dân hai tỉnh cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tạo điều kiện cho các tổ chức Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ hai tỉnh phối hợp tuyên truyền nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã biên giới thực hiện Hiệp ước bổ sung về biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia; tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân sống hai bên biên giới được qua lại thăm người thân, khám chữa bệnh; tuyên truyền, vận động nhân dân tỉnh Mundulkiri hỗ trợ, giúp đỡ Đội K51 (Bộ CHQS tỉnh Đắk Lắk) trong công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia…

Công Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.