Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị báo cáo viên trực tuyến toàn quốc tháng 3-2017

16:20, 09/03/2017

Sáng 9-3, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến Báo cáo viên toàn quốc tháng 3-2017. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lâm Phương Thanh chủ trì hội nghị.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thị Chiến Hòa cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành lên quan, các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy; lãnh đạo ban tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; các đoàn thể của tỉnh...

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe truyền đạt 2 nội dung chính là: “Thực trạng hoạt động lễ hội của nước ta hiện nay; nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội” và “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Định hướng tuyên truyền trong thời gian tới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lâm Phương Thanh đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trong những tháng đầu năm 2017; chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến biển, đảo; kết quả Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017-2022); kết quả các hoạt động của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2017...

Riêng đối với công tác tổ chức lễ hội, đồng chí Lâm Phương Thanh đề nghị các cấp, các ngành và địa phương cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa của lễ hội, qua đó xây dựng ý thức trách nhiệm tham gia lễ hội, chống mê tín dị đoan, bảo đảm hoạt động lễ hội diễn ra thực sự văn hóa, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả…

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.