Multimedia Đọc Báo in

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Lắk

17:26, 05/05/2017
Sáng 5-5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với hơn 200 cử tri huyện Lắk trước Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV. 
 
d
Các đại biểu dự hội nghị.
 
Các đại biểu đã nghe 13 lượt ý kiến phản ánh của các cử tri trên địa bàn huyện Lắk về các vấn đề: tình trạng tham nhũng, lãng phí còn xảy ra ở một số địa phương gây thất thoát ngân sách Nhà nước; sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng không có việc làm ngày càng tăng; tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp; công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được quan tâm, do đó diện tích rừng bị tàn phá ngày càng nhiều; tình trạng khai thác thác thủy sản bừa bãi tại Hồ Lắk; cánh đồng Hồ Lắk, đoạn qua xã Yang Tao thiếu nước tưới trầm trọng qua vụ đông xuân hằng năm…
 
d
Đồng chí Y Biêr Niê, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
 
Các cử tri huyện nhà cũng đã kiến nghị với Đoàn ĐBQH về việc bố trí kinh phí hoạt động cho Hội Người cao tuổi ở các xã, thị trấn; kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ xem xét đổi tên Thác Bìm Bịp thành Thác Liêng Bốk Săc theo tên gốc của người bản địa; đắp đập nước tại khu vực đầu nguồn suối Đắk Pốk và kết hợp xây dựng hệ thống kênh mương tại cánh đồng 2 xã Yang Tao và Bông Krang; xem xét, giải quyết cấp sổ hộ khẩu thường trú cho các hộ dân buôn Đắk Sar (xã Đắk Nuê)…
 
Sau khi nghe các sở, ngành, UBND huyện Lắk giải trình những vấn đề mà cử tri phản ánh, đồng chí Y Biêr Niê đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Lắk nghiêm túc tiếp thu các kiến nghị, từ đó rà soát, kiểm tra và trả lời cụ thể bằng văn bản để cử tri huyện nhà biết. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền của tỉnh, địa phương, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp, trình các bộ, ngành Trung ương tại kỳ họp Quốc hội sắp tới để xem xét, giải quyết.
 
Hoàng Tuyết
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.