Multimedia Đọc Báo in

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện M'Đrắk

17:15, 05/05/2017

Sáng 5-5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Y Khút Niê làm Trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XIV với 120 cử tri của huyện M’Đrắk.

Các cử tri tham dự buổi tiếp xúc.
Các cử tri tham dự buổi tiếp xúc.

Tại hội nghị, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh đã báo cáo tóm tắt trước các cử tri kết quả của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV và dự kiến chương trình hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp sắp tới (dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 22-5-2017 đến 20-6-2017).

Tại Kỳ họp thứ hai, các ĐBQH của tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham dự đầy đủ các buổi họp tại hội trường và thảo luận tại tổ; tích cực nghiên cứu, tham gia thảo luận sôi nổi, trách nhiệm, chất lượng trong góp ý xây dựng Luật, Nghị quyết và phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của người dân đến với Quốc hội.

Đại biểu Y Khút Niê phát biểu tại buổi tiếp xúc.
Đại biểu Quốc hội Y Khút Niê phát biểu tại buổi tiếp xúc.

Các cử tri của huyện M’Đrắk đã nêu 7 ý kiến với 15 nội dung đề cập đến nhiều vấn đề tại địa phương như: nhiều tuyến đường giao thông đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn trong việc đi lại và giao thương; tình hình dân di cư tự do còn diễn biến phức tạp; công trình đập Krông Pắc Thượng chưa hoàn thành nên gây khó khăn cho người dân trong việc bố trí, sắp xếp các loại cây trồng; cơ sở vật chất đối với giáo dục trên địa bàn huyện còn nhiều thiếu thốn; cần có chỉ tiêu cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số….

Cử tri xã Cư San nêu kiến nghị tại buổi tiếp xúc.
Cử tri xã Cư San nêu kiến nghị tại buổi tiếp xúc.

Các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền đã được đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện M’Đrắk giải đáp trực tiếp.

Những đề xuất, kiến nghị vượt thẩm quyền được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận, tổng hợp để chuyển các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết trong kỳ họp sắp tới.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.