Multimedia Đọc Báo in

Thiếu trách nhiệm trong quản lý, nhiều cán bộ xã Yang Mao bị kỷ luật

15:50, 03/08/2017

Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Bông vừa ban hành quyết định kỷ luật đối với một số cán bộ lãnh đạo xã Yang Mao do thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành.

Đồng chí Trần Văn Cả, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Krông Bông cho biết, Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Bông đã ban hành quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách về mặt Đảng đối với ông Y Drai Mdrang, Huyện ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yang Mao và ông Trần Mậu Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Yang Mao do thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành, không kịp thời báo cáo cấp trên để xảy ra việc hộ cá thể chặn dòng suối Ea Krông Bông, xây dựng trang trại nuôi cá tầm trái phép tại buôn Hằng 5, xã Yang Mao. 

y
Trang trại nuôi cá tầm không phép trên địa bàn xã Yang Mao

Liên quan đến những sai phạm này, UBND huyện Krông Bông cũng vừa ký quyết định kỷ luật về mặt chính quyền đối với 2 cán bộ nói trên với hình thức khiển trách.

Ngoài ra, Huyện ủy Krông Bông cũng đề nghị Đảng ủy xã Yang Mao xem xét hình thức kỷ luật đối với các ông: Y Nguyên Byă, Phó Chủ tịch UBND xã; Trần Quang Quân, Phó Chủ tịch UBND xã; Y Ngui Niê, cán bộ địa chính xã Yang Mao, do có sai phạm trong quản lý liên quan đến công trình xây dựng trang trại nuôi cá tầm trái phép trên địa bàn.

Trước đó, Báo Đắk Lắk số thứ Ba, ngày 11-4-2017 đăng bài “Trang trại xây dựng trái phép tại xã Yang Mao (huyện Krông Bông): Cần có phương án xử lý phù hợp”, phản ánh việc một chủ doanh nghiệp ngoài tỉnh ngang nhiên chặn dòng suối Ea Krông Bông, xây dựng trang trại nuôi cá tầm thương phẩm trái phép tại buôn Hằng 5, xã Yang Mao (huyện Krông Bông) nhưng không được chính quyền địa phương ngăn chặn từ đầu, gây khó khăn cho ngành chức năng trong quá trình xử lý.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.