Multimedia Đọc Báo in

Kết quả tích cực trong phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã Ea H'đing

12:53, 18/10/2017

Xã Ea H'đing (huyện Cư M’gar) có gần 11.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm gần 67%; vì vậy công tác phát triển đảng viên trong vùng dân tộc thiểu số và đảng viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

Đồng chí Y Long Mlô Duôndu, Bí thư Đảng bộ xã Ea H'đing cho biết, trước đây việc phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn bởi thanh niên trong xã thường đi làm ăn xa nên rất khó trong việc tạo nguồn, nhiều người tích cực trong hoạt động nhưng lại chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ học vấn…

Trước tình trạng đó, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã giao cho các đồng chí có uy tín, kinh nghiệm trong việc kèm cặp, hướng dẫn các quần chúng ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng; phát huy tốt vai trò của cấp ủy, chi bộ các thôn, buôn. Đảng bộ xã còn tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hằng năm, Đảng bộ xã đều ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên chủ động, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từ đó phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực.

Anh Nguyễn Văn Lam, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất ở Chi bộ buôn Tar (xã Ea H'đing, huyện Cư M'gar).
Anh Nguyễn Văn Lam, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất ở Chi bộ buôn Tar (xã Ea H'đing, huyện Cư M'gar).

Nhờ những biện pháp nói trên, công tác phát triển đảng viên của xã Ea H’đing đã đạt những kết quả tích cực. Đảng bộ xã hiện có 174 đảng viên tham gia sinh hoạt ở 14 chi bộ (gồm 8 chi bộ thôn, buôn, 4 chi bộ trường học, 1 chi bộ cơ quan và 1 chi bộ quân sự), tăng 4 chi bộ, 70 đảng viên so với năm 2010. Trong số 70 đảng viên mới được kết nạp thì có đến 23 đảng viên là người dân tộc thiểu số.

Riêng trong 8 tháng năm 2017, Đảng bộ xã đã kết nạp được 8 đảng viên mới, trong đó có 3 đồng chí là người dân tộc thiểu số. Nhiều chi bộ buôn phát triển đảng viên mới bảo đảm về số lượng và chất lượng; điển hình như: Chi bộ buôn Trắp có 17 đảng viên thì có đến 14 là người dân tộc thiểu số; Chi bộ buôn Jôk có 9/13 đảng viên là người dân tộc thiểu số; Chi bộ buôn Tar có 8/13 đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số...

Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, đến thời điểm hiện nay thu nhập bình quân đầu người tại xã Ea H'đing đạt 28 triệu đồng/năm; hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5 - 3%, số hộ khá giàu ngày càng tăng.

Qua theo dõi, các đảng viên là người dân tộc thiểu số đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Như chị H'Doanh Mlô (34 tuổi), một đảng viên trẻ sinh hoạt tại Chi bộ buôn Ea Sang B, luôn gương mẫu, tích cực trong lao động sản xuất và công tác xã hội, được bà con trong buôn tín nhiệm bầu làm phó trưởng buôn.

Là đảng viên lại đảm nhiệm vai trò phó buôn, chị càng nỗ lực hơn trong các hoạt động của địa phương, tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thực hiện tái canh cà phê già cỗi, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.  

Công Phong


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.