Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M'gar thực hiện tốt công tác dân vận trong vùng đồng bào có đạo

10:47, 15/01/2018

Huyện Cư M’gar hiện có gần 53.000 tín đồ theo các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài (chiếm 30,4% dân số toàn huyện).

Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, những năm qua, huyện Cư M’gar đã xây dựng được mối quan hệ đoàn kết lương - giáo, tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh trên địa bàn.

Xã Ea Tul là địa phương có tỷ lệ người dân theo đạo cao (chủ yếu là Tin lành và Công giáo), chiếm trên 60% dân số toàn xã, tập trung nhiều ở buôn Sah A, Sah B và buôn Tul. Trong những năm qua, đồng bào lương – giáo trong xã luôn đoàn kết, tương trợ nhau trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa. Bí thư Đảng ủy xã Y Uốt Ayun cho hay, mỗi khi triển khai các chủ trương, chính sách mới, Đảng ủy, chính quyền, MTTQ xã đều phối hợp với các chức sắc tôn giáo tổ chức tuyên truyền đến từng nhà, từng người. Ban Dân vận xã thường xuyên phối hợp với các mục sư làm tốt công tác dân vận, vận động nhân dân chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư, bảo đảm an ninh chính trị trên địa bàn…

Lãnh đạo Ban Dân vận Huyện ủy Cư M'gar (bìa phải) thăm hỏi gia đình  mục sư Y Ky Êban ở Chi hội Tin lành Ea Tul.
Lãnh đạo Ban Dân vận Huyện ủy Cư M'gar (bìa phải) thăm hỏi gia đình mục sư Y Ky Êban ở Chi hội Tin lành Ea Tul.

Đến buôn Sah A mới thấy cuộc sống của người dân nơi đây đang ngày càng thay da đổi thịt, những con đường bê tông sạch đẹp trải dài, nhiều ngôi nhà mới khang trang nối tiếp nhau. Ông Y Me Niê, một trong những hộ khá giả trong buôn Sah A chia sẻ: Trước đây gia đình ông thuộc diện hộ nghèo. Dù có tới 3,4 ha đất rẫy, nhưng do con đông, không nắm bắt được khoa học kỹ thuật nên kinh tế vẫn luôn khó khăn. Từ khi được ông Y Ky Êban, mục sư quản nhiệm Chi hội Tin lành xã Ea Tul vận động tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi thì cuộc sống gia đình ông đã khấm khá hơn, không chỉ xây được nhà cửa khang trang mà còn mua sắm được xe ô tô.

Cán bộ Ban Dân vận Huyện ủy Cư Mgar gặp gỡ, trao đổi thân mật với sư trụ trì chùa Hoa Nghiêm (thị trấn Quảng Phú).
Cán bộ Ban Dân vận Huyện ủy Cư Mgar gặp gỡ, trao đổi thân mật với sư trụ trì chùa Hoa Nghiêm (thị trấn Quảng Phú).

 

 

“Nhờ làm tốt công tác dân vận, hoạt động của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện đều tuân thủ pháp luật, kết hợp hài hòa giữa giáo lý và luật pháp. Quan hệ giữa các tôn giáo trong huyện với cấp ủy, chính quyền ngày càng cởi mở, gần gũi, gắn bó hơn” 

 
 
Phó Bí thư Huyện ủy Cư M’gar Y Thép Niê

Mục sư Y Ky Êban quản nhiệm Chi hội Tin lành xã Ea Tul nhớ lại: “Những năm trước đây người dân ở Ea Tul còn nghèo lắm, nhà cửa, đường sá không được như bây giờ. Cũng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nên bà con chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng nhà cao cửa rộng”…

Đồng chí Y Thép Niê, Phó Bí thư Huyện ủy Cư M’gar cho biết, thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận với mục tiêu rèn luyện cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự gương mẫu, kiên trì, với phương châm: “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Nét nổi bật trong công tác dân vận trong vùng đồng bào có đạo là thời gian gần đây, Ban Thường vụ Huyện ủy Cư M’gar đã thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp giữa bí thư, phó bí thư cấp ủy với nhân dân, trong đó có các chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn. Qua đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân, kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề nảy sinh ngay từ cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào có đạo sống tốt đời đẹp đạo, tôn trọng luật pháp và lợi ích đất nước.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.