Multimedia Đọc Báo in

Những điển hình trong phong trào hiến đất làm đường tại Đắk Phơi

08:13, 23/01/2018

Xã Đắk Phơi là xã nghèo của huyện Lắk, hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), người dân địa phương đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để cứng hóa đường giao thông tại buôn làng.

Gia đình chị H’Ai Ông (buôn Liêng Ông) là hộ nghèo, nhiều thế hệ cùng sống trong căn nhà cấp 4 lụp xụp. Do gia đình quá nghèo nên được họ hàng cho 4 hàng cà phê dài gần 200 mét. Tuy vậy, khi được cán bộ thôn, buôn vận động hiến đất làm đường giao thông nông thôn, gia đình chị đã hiến gần 200 m2 đất (trên đó có 2 hàng cà phê đang thời kỳ kinh doanh) để mở rộng đường phục vụ nhu cầu đi lại của mọi người trong buôn.

Chị H’Ai chia sẻ, ban đầu mọi người trong gia đình chị phản đối, không đồng ý hiến đất để làm đường vì kinh tế quá khó khăn, nguồn thu nhập của cả gia đình phụ thuộc vào 4 hàng cà phê, nay hiến mất một nửa thì cuộc sống sẽ khó khăn hơn. Nhưng thấy lợi ích của việc bê tông hóa đường đi nên chị đã thuyết phục gia đình hiến đất, chị cho rằng dù hiến một nửa diện tích cà phê,  nhưng được hưởng lợi lâu dài, đường đi ở gần nhà mình thì người hưởng lợi đầu tiên là gia đình, con cháu trong nhà được đi lại, vui chơi trên con đường sạch sẽ. Hơn nữa, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi sẽ dễ dàng phát triển kinh tế hơn nên gia đình đã đồng ý hiến.

Chị H’Ai cho biết, trước đây con đường này chỉ rộng chừng 1 mét, chật hẹp, mùa nắng thì bụi mù mịt, mùa mưa lầy lội khiến việc đi lại và vận chuyển nông sản khó khăn. Nhưng nay tuyến đường đã được mở rộng, khang trang hơn, việc đi lại vận chuyển hàng hóa của bà con dễ dàng hơn,  trong đó có công sức của gia đình mình khiến chị rất vui.

Đoạn đường giao thông nông thôn được gia đình chị H’Ai Ông (bìa trái) hiến đất xây dựng.
Đoạn đường giao thông nông thôn được gia đình chị H’Ai Ông (bìa trái) hiến đất xây dựng.

Buôn Năm là buôn điển hình trong phong trào hiến đất làm đường tại địa phương, tính đến nay toàn buôn đã hiến gần 1.900 m2 đất để xây dựng đường giao thông nông thôn. Sau khi có chủ trương hiến đất làm đường, các hộ dân ở hai bên đường đã chủ động lùi bờ rào vào từ 1 – 1,5 mét để mở rộng đường đi. Là một trong những hộ gia đình “đầu tàu” trong phong trào này, ông Y Nhen Long Dưng (buôn Năm) đã hiến gần 200 m2 đất ở và tài sản trên đất để mở rộng đường đi. Con đường bên cạnh nhà ông là tuyến đường ra rẫy của người dân trong buôn, nhưng đường chật hẹp rộng chưa đầy 1 mét khiến việc đi lại và vận chuyển nông sản rất khó khăn. Đến mùa thu hoạch cà phê xe cày không đi vào tận rẫy để vận chuyển ra được mà phải đi xe máy chở từng bao cà phê ra ngoài. Chính vì vậy, ông đã hiến đất để mở rộng đường đi đồng thời làm gương cho các hộ dân trong buôn cùng hiến đất để các con đường trong buôn làng khang trang, sạch đẹp hơn. Noi gương gia đình ông Y Nhen, các hộ khác trong buôn như ông Y Sưng Jiê, Y Mang Mbôn… cũng đã hiến hơn 200 m2 đất ở, đất rẫy để xây dựng NTM tại địa phương.

Phát triển giao thông nông thôn tại xã Đắk Phơi trong những năm vừa qua được xác định là khâu đột phá, được người dân đồng tình và tự nguyện đóng góp ngày công, hiến đất, chủ động dịch chuyển cổng, tường rào, phá bỏ cây trồng để làm đường. Tính đến thời điểm này, người dân trong xã đã hiến hơn 4.500 m2 đất để làm đường, nhờ vậy xã đã hoàn thành tiêu chí giao thông.

Thùy Dung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.