Multimedia Đọc Báo in

Xã Dray Sáp (huyện Krông Ana): Phát huy vai trò của Đảng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

15:30, 04/01/2018

Đảng bộ xã Dray Sáp (huyện Krông Ana) hiện có 259 đảng viên, sinh hoạt ở 16 chi bộ, trong đó có 8 chi bộ nông thôn.

Với đặc thù là xã thuần nông, để lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, hằng năm, Đảng bộ xã đã xây dựng các nghị quyết về phát triển kinh tế, đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xã, UBND xã, các ban, ngành, đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa những cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất; tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế; tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đầu tư mở rộng diện tích các mô hình sản xuất…

Nhờ mô hình trồng nấm mà gia đình anh Y Chinh có mức thu nhập ổn định hơn.
Nhờ mô hình trồng nấm mà gia đình anh Y Chinh có mức thu nhập ổn định hơn.

Trước đây, gia đình anh Y Chinh Bkrông là một trong những hộ nghèo ở buôn Kala. Sau khi được chính quyền tạo điều kiện cho đi học nghề xây dựng và cách trồng nấm, đến nay gia đình anh đã có thu nhập ổn định. Với mô hình trồng nấm sò, duy trì 2-3 nghìn bịch mỗi đợt (mỗi năm 3 đợt), hơn 1 ha cà phê đang giai đoạn kinh doanh, cộng với tiền công làm thợ xây lành nghề đã đem lại thu nhập cho gia đình anh từ 200 - 300 triệu đồng mỗi năm.

Là một trong những người đầu tiên theo học nghề xây dựng dân dụng, anh Y Cam Puốt ở buôn Kala cho biết: Từ sau khi được đào tạo nghề (năm 2011) đến nay, anh cùng các thành viên trong tổ xây dựng dân dụng đã xây được khoảng 70 công trình và truyền nghề cho gần 100 lao động ở địa phương. Nhờ thường xuyên nhận thầu các công trình và đầu tư trồng 1 ha cà phê, 0,3 ha lúa, gia đình anh đã trở thành một trong những hộ có điều kiện kinh tế khá giả ở buôn.

 

Hằng năm Đảng ủy xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp mở các lớp đào tạo nghề cho 50-70 lao động là người nghèo, giải quyết việc làm cho trên 150 lao động tại địa phương và hơn 300 lao động đi làm việc ở các công ty trong và ngoài tỉnh.”

 

 
Bí thư Đảng ủy xã Dray Sáp Vũ Xuân Tiện

Theo Bí thư Đảng ủy xã Dray Sáp Vũ Xuân Tiện, để có những giải pháp cụ thể hỗ trợ người nghèo, Đảng ủy xã đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc trợ giúp người nghèo. Các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là các đồng chí Đảng ủy viên được phân công phải “gần dân, sát dân” để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời có những đề xuất hỗ trợ phát triển kinh tế, động viên khích lệ, tạo động lực cho người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Bám sát nghị quyết phát triển kinh tế của Đảng ủy, các chi bộ, đảng viên trong xã cũng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện phương châm “đúng-đủ” đối với từng người, từng việc...

Nhờ cách làm hiệu quả đó, đời sống người dân xã Dray Sáp đã không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay chỉ còn 9,9% (giảm 3,1% so với năm 2016); thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, đạt trên 31 triệu đồng/năm. Hệ thống chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhiều năm liền Đảng bộ xã Dray Sáp được công nhận trong sạch vững mạnh.

Nhấn: “Hằng năm Đảng ủy xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp mở các lớp đào tạo nghề cho 50-70 lao động là người nghèo, giải quyết việc làm cho trên 150 lao động tại địa phương và hơn 300 lao động đi làm việc ở các công ty trong và ngoài tỉnh.” - Bí thư Đảng ủy xã Dray Sáp Vũ Xuân Tiện.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.