Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

09:14, 02/02/2018
Thời gian qua, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
 
Nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2018), phóng viên Báo Đắk Lắk đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Năng Hảo, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy xung quanh vấn đề này. 
Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lê Năng Hảo.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lê Năng Hảo.

Đồng chí có thể đánh giá khái quát một số kết quả nổi bật trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, phát triển đảng viên trên địa bàn tỉnh năm 2017?

Năm 2017, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tích cực tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt về công tác tổ chức xây dựng Đảng và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Về công tác tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 và xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Trên cơ sở quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định số 04-QĐ/TU ngày 5-12-2017 về bộ tiêu chí đánh giá cán bộ đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Tỉnh ủy quản lý. Nhờ vậy, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ năm 2017 cụ thể, thực chất hơn.

Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý các cấp”,  Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu xây dựng đề án, kế hoạch và các văn bản triển khai thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng năm 2017 gồm: Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Phòng Tổ chức biên chế Sở Nội vụ; Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; tổ chức thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính và xét thăng hạng viên chức các cơ quan, đơn vị của Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; hoàn thành việc xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; bố trí sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, đã tinh giản được 11 biên chế; gắn việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"...

Trong năm 2017, toàn tỉnh đã phát triển được 3.674 đảng viên, đạt 104,17% kế hoạch, nâng tổng số đảng viên trong toàn tỉnh lên 73.860 đồng chí. Đến nay 100% thôn, buôn trên địa bàn tỉnh đều đã có chi bộ, hiện chỉ còn 2 thôn, buôn chưa có đảng viên là người tại chỗ, giảm 3 thôn, buôn so với đầu năm 2017. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng còn có những khó khăn, hạn chế nào, thưa đồng chí?

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo tôi, công tác tổ chức xây dựng Đảng trong thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, hạn chế là: Việc phát triển đảng viên mới ở một số tổ chức cơ sở đảng chưa bảo đảm chất lượng, còn chạy theo số lượng; số đảng viên được phát triển ở thôn, buôn, tổ dân phố, nhất là vùng có đạo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các doanh nghiệp tư nhân còn thấp; nguồn phát triển đảng viên hiện gặp nhiều khó khăn. Nền nếp và chất lượng sinh hoạt chi bộ ở một số tổ chức cơ sở đảng còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ của cấp ủy, bí thư chi bộ thôn, buôn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được vai trò, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đạo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, theo đồng chí, cần triển khai những giải pháp gì trong thời gian tới?

Năm 2018, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tập trung tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng; tiếp tục phân công các đồng chí lãnh đạo và các đồng chí trưởng phó các phòng tham gia sinh hoạt định kỳ với các chi bộ thôn, buôn để giúp cho các chi bộ tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Các đồng chí lãnh đạo phụ trách địa bàn thường xuyên xuống các chi bộ yếu kém, giúp tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn  nhằm xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển đảng viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đạo” nhằm khảo sát, đánh giá, đề ra giải pháp về công tác tạo nguồn phát triển đảng viên ở những vùng này. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện việc kết nạp đảng viên, phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

*Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Nguyễn Xuân (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.