Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh khoá III, nhiệm kỳ 2016-2021.

00:46, 30/06/2018
Sáng 29-6, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh đã tổ chức sơ kết hoạt động công tác hội 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.  
 
th
Lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị. 

Theo báo cáo tại hội nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh hiện có 1.690 hội viên tham gia sinh hoạt ở 4 hội huyện và thành phố; 1 liên chi hội, 3 hội cấp phường, 11 hội cấp xã và 1 thị trấn. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Thường trực tỉnh hội đã xây dựng và triển khai kế hoạch công tác đối ngoại nhân dân năm 2018, chỉ đạo các cấp hội triển khai thực hiện các công tác nhiệm vụ với nhiều kết quả nổi bật như: Thành hội Buôn Ma Thuột xây dựng được quỹ hội trên 40 triệu đồng để thăm hỏi, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức tuyên truyền cho 500 lượt cán bộ và hội viên về các hiệp ước, hiệp định, quy chế biên giới đất liền; phối hợp với các đồn biên phòng trên tuyến biên giới tổ chức tuyên truyền về quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; tổ chức cho 11.770 lượt đồng bào Campuchia sang thăm thân nhân và nhân dân hai bên khu vự biên giới, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi người dân, tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia. 

th
Các đại biểu tham dự hội nghị.

 Phát huy những kết quả đã đạt được, 6 tháng cuối năm 2018, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đối ngoại nhân dân; mở rộng các hình thức tập hợp, thu hút hội viên, xây dựng và phát triển Hội; tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng (7-1-1979-7-1-2019); vận động các doanh nghiệp và nhà hảo tâm tổ chức các đợt khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người Việt Nam sinh sống tại Campuchia và nhân dân các xã thuộc huyện Cô Nhét, tỉnh Mondulkiri …

Hồng Chuyên
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.