Multimedia Đọc Báo in

Bầu bổ sung chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện Krông Bông

17:45, 30/10/2018

Chiều 30-10, HĐND huyện Krông Bông khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tổ chức Kỳ họp thứ 7 (kỳ họp bất thường) để thực hiện quy trình miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Dự Kỳ họp có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thanh Hiệp; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thị Chiến Hòa; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Dec Hđơk; đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ cùng lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Krông Bông.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại Kỳ họp.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại Kỳ họp.

Tại Kỳ họp, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Tờ trình miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND huyện và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND huyện Krông Bông khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Nguyễn Minh Huấn do chuyển công tác; Tờ trình giới thiệu nhân sự và tiến hành bỏ phiếu bầu bổ sung chức danh Chủ tịch HĐND huyện Krông Bông khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với bà H’Kim Rơ Chăm, Phó Bí thư Huyện ủy Krông Bông.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp.

Kỳ họp cùng đã biểu quyết và thông qua Tờ trình miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND huyện Krông Bông khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Huỳnh Bài do chuyển công tác; biểu quyết thông qua Tờ trình giới thiệu nhân sự và bỏ phiếu bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND huyện Krông Bông khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Lê Văn Long, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Krông Bông.

Kết quả, bà H’Kim Rơ Chăm trúng cử chức danh Chủ tịch HĐND huyện Krông Bông khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 với số phiếu tán thành đạt tỷ lệ 100%; ông Lê Văn Long, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Krông Bông trúng cử chức danh Chủ tịch UBND huyện Krông Bông khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 với số phiếu tán thành đạt tỷ lệ 94,44%.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.