Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Búk tập trung đổi mới lề lối làm việc, nâng cao đạo đức công vụ

17:17, 19/03/2019
UBND huyện Krông Búk vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2018 và triển khai kế hoạch CCHC năm 2019.
 
Năm 2018, UBND huyện và các xã trên địa bàn huyện đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác CCHC. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính nghiêm túc, lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đến giao dịch làm thước đo chất lượng, hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và các phòng ban chuyên môn.
 
TT
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Đến nay, 100% các phòng ban, đơn vị và UBND các xã của huyện đều triển khai hiệu quả hệ thống Quản lý văn bản và điều hành giúp giảm bớt thời gian tìm kiếm và tiết kiệm chi phí in ấn, phô tô văn bản. Tất cả các đơn vị đều cập nhật và sử dụng phần mềm Misa vào công tác kế toán. Một số đơn vị đã sử dụng phần mềm phục vụ công tác chuyên môn như: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng GD-ĐT. 

Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính được thực hiện đầy đủ ở 7/7 xã với 80 thủ tục. Nhiều quy trình, thủ tục hành chính đã được UBND huyện chỉ đạo rà soát, đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả luôn nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu văn bản để giải quyết tốt công việc. 
 
Năm 2019, UBND huyện Krông Búk và các xã tập trung đổi mới lề lối làm việc, nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm; triển khai thực hiện tốt phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp” góp phần nâng cao các chỉ số CCHC, chỉ số năng lực cạnh tranh và chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Như Quỳnh
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.