Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị bồi dưỡng kỹ năng xây dựng chính sách và giám sát trong lĩnh vực giáo dục

16:41, 25/04/2019

Sáng 25-4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức khai mạc Hội nghị Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng chính sách và giám sát trong lĩnh vực giáo dục cho cho đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

c
Các đại biểu tham gia hội nghị

Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 25 và 26-4, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo viên là những nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục trình bày, trao đổi 5 chuyên đề chính gồm: Tổng quan một số vấn đề về giáo dục được quan tâm sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV và quá trình lấy ‎ý kiến nhân dân; Phân tích chính sách đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trong thời kỳ hội nhập và phát triển; Kỹ năng giám sát việc quản lý và thực hiện chính sách đầu tư tài chính trong giáo dục; Các chính sách liên quan đến miễn, giảm học phí và chi phí cho phổ cập giáo dục phổ thông; Chính sách tài chính chi cho chương trình giáo dục và sách giáo khoa nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.

Thông qua hội nghị, giúp đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố có thêm những thông tin bổ ích về một số nội dung trọng tâm của Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) còn đang có nhiều ý kiến trước khi đưa ra xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV (dự kiến diễn ra vào tháng 5-2019); cũng như góp phần tăng cường năng lực giám sát của đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố về lĩnh vực giáo dục, phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.