Multimedia Đọc Báo in

Đảng bộ huyện Krông Ana: Chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh

08:51, 13/05/2019

Nhờ quan tâm đến công tác xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng sinh hoạt, các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trên địa bàn huyện Krông Ana đã phát huy được vai trò là hạt nhân chính trị ngay từ cơ sở, tạo được sự chuyển biến rõ nét về nhận thức cũng như hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Đảng bộ huyện Krông Ana có 35 TCCSĐ trực thuộc, trong đó có 177 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở với 3.132 đảng viên. Đồng chí Hoàng Minh Giám, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Ana cho biết, trước đây công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy đa phần là thông qua các văn bản, hoặc hội nghị tập huấn cho cán bộ chủ chốt để triển khai về chi bộ trực thuộc. Cách làm này đã phát sinh một số hạn chế, nhiều TCCSĐ chậm phổ biến chỉ đạo của Huyện ủy, hoặc triển khai máy móc, chưa sát với tình hình thực tiễn địa phương…

Trước thực tế đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Ana đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng tăng cường hướng về cơ sở. Điểm nổi bật là từ năm 2017 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập các đoàn công tác thường xuyên về sinh hoạt với các TCCSĐ.

Đảng viên Nguyễn Thị Vui (bìa trái) thuộc chi bộ Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, xã Ea Na giới thiệu về mô hình trồng tiêu xen cà phê hiệu quả kinh tế cao của gia đình.
Đảng viên Nguyễn Thị Vui (bìa trái) thuộc Chi bộ Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, xã Ea Na giới thiệu về mô hình trồng tiêu xen cà phê hiệu quả kinh tế cao của gia đình.
 

Kết quả đánh giá, phân loại năm 2018, toàn huyện có 100% TCCSĐ hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát huy, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.”

 
Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Ana Hoàng Minh Giám

Điển hình như ở Chi bộ Tổ dân phố 7 (thị trấn Buôn Trấp) trước đây sinh hoạt khá nhàm chán. Đảng viên thường đến nghe báo cáo, triển khai nghị quyết xong rồi về, rất ít đảng viên tham gia phát biểu xây dựng nghị quyết của chi bộ.

Từ đầu năm 2017, khi được phân công trực tiếp về dự sinh hoạt với chi bộ, đồng chí Hoàng Minh Giám đã hướng dẫn chi ủy đổi mới hình thức sinh hoạt bằng việc lựa chọn các vấn đề trọng tâm trọng điểm của địa phương như xây dựng nông thôn mới; tạo nguồn phát triển Đảng; công tác gieo trồng đúng thời vụ… vào nội dung thảo luận định kỳ; phát huy dân chủ để các đảng viên tham gia đóng góp ý kiến.

Nhờ đó, đến nay chất lượng sinh hoạt của Chi bộ Tổ dân phố 7 đã có nhiều chuyển biến tích cực, tinh thần dân chủ của đảng viên được phát huy. Chi bộ đã phân công nhiệm vụ và gắn trách nhiệm của mỗi đảng viên trong việc theo dõi địa bàn, phát hiện quần chúng ưu tú để giới thiệu, tạo nguồn kết nạp Đảng... Hai năm qua, Chi bộ Tổ dân phố 7 đều được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; chỉ tiêu phát triển đảng viên mới đạt 100%.

Đồng chí Đoàn Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Ea Na (đứng) trao đổi với các đảng viên Khối cơ quan của xã.
Đồng chí Đoàn Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Ea Na (đứng) trao đổi với các đảng viên Khối cơ quan của xã.

Tương tự, trước đây vai trò lãnh đạo của Đảng ở Chi bộ buôn Ea Na (xã Ea Na) cũng khá mờ nhạt, thiếu định hướng giúp người dân thay đổi tập quán canh tác. Nhiều năm liền Ea Na vẫn là buôn nghèo. Từ khi được  tăng cường phụ trách theo dõi và đồng hành cùng Chi bộ buôn Ea Na, ông Y Pil Êban, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Ea Na đã định hướng chi bộ đổi mới quy chế hoạt động theo hướng lãnh đạo toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; xây dựng nghị quyết chuyên đề hằng năm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân... Liên tục 3 năm qua, Chi bộ buôn Ea Na đều đạt trong sạch vững mạnh. Đời sống kinh tế người dân được nâng cao, hộ nghèo hằng năm giảm khoảng 4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm (cao hơn năm 2015 khoảng 7 triệu đồng).

Theo đánh giá của đồng chí Hoàng Minh Giám, nhờ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với những giải pháp, cách làm phù hợp của các cấp ủy từ huyện đến cơ sở, đến nay các TCCSĐ trên địa bàn huyện đã được sắp xếp, kiện toàn và hoạt động hiệu quả hơn; đội ngũ đảng viên được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của TCCSĐ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.