Multimedia Đọc Báo in

Giao ban công tác lý luận chính trị và lịch sử Đảng

17:18, 14/08/2019

Chiều 14-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Pắc tổ chức Hội nghị giao ban công tác lý luận chính trị và lịch sử Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thành Dũng và Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần Hồng Tiến đồng chủ trì hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm, các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị trong tỉnh đã mở được 123 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên đề, nghiệp vụ cho 12.422 cán bộ, học viên; phối hợp với Ban Tuyên giáo cùng cấp tổ chức 66 lớp học tập, quán triệt các nghị quyết, chuyên đề năm 2019, thông tin thời sự cho 9.456 cán bộ, đảng viên.

Đội ngũ giảng viên chuyên trách và đảng viên kiêm chức đã đổi mới hình thức và phương pháp truyền đạt, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, cập nhật thông tin mới, kịp thời để cung cấp cho học viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

544
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thành Dũng phát biểu ý kiến tại hội nghị

Đối với công tác lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, phường, thị trấn; tham mưu các nội dung để tổ chức và báo cáo kết quả Hội thảo khoa học về xác định Ngày kỷ niệm thành lập Đảng bộ tỉnh; thẩm định nội dung và đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản cuốn sách “Đắk Lắk 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 – 2015” và “Đắk Lắk những trận đánh điển hình trong chiến tranh giải phóng”; hoàn thành biên soạn bản thảo cuốn sách “Lịch sử khu căn cứ kháng chiến phía Nam tỉnh Đắk Lắk 1965-1975”…

Đến nay toàn tỉnh có 91 công trình lịch sử Đảng bộ địa phương đã xuất bản, hoàn thành bản thảo và đang biên soạn (đạt 49,5%).

42134
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Năng Nông Thị Thu nêu ý kiến tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích một số khó khăn, bất cập về tổ chức học tập nghị quyết của Đảng; những vấn đề đặt ra của địa phương khi hợp nhất lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện; đổi mới phương pháp soạn giảng và giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng viên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện; những khó khăn trong hoạt động và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tiến độ biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, phường, thị trấn…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thành Dũng đề nghị Ban Tuyên giáo và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các cấp tập trung thực hiện tốt công tác lý luận chính trị năm 2019; tham mưu việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết hội nghị Trung ương (khóa XII), các nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVI); đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; nâng cao chất lượng giảng viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra, viết thu hoạch theo hướng đổi mới, phù hợp gắn với đánh giá chất lượng học viên.

Nguyễn Xuân

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.