Multimedia Đọc Báo in

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND tỉnh, Trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Biêr Niê: Đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển vùng biên giới

16:48, 04/09/2020

Đắk Lắk có đường biên giới giáp với tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia) dài 73 km, thuộc các xã Ea Bung, Ya Lốp, Ia R'vê (huyện Ea Súp) và Krông Na (huyện Buôn Đôn).

Do đó, trong thời gian tới, tỉnh cần tăng cường công tác đối ngoại quốc phòng, tập trung xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm các mốc phụ trên đoạn biên giới Ea Súp - Buôn Đôn từ mốc 41 đến mốc 44.

Bên cạnh đó, vấn đề cốt lõi cần hết sức quan tâm là phải quản lý tốt hoạt động kinh tế - xã hội trên vùng biên, siết chặt hoạt động quản lý xuất nhập cảnh trái phép và kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, một khó khăn rất lớn kìm hãm sự phát triển địa bàn vùng biên là Tỉnh lộ 1 - tuyến giao thông huyết mạch từ TP. Buôn Ma Thuột đến biên giới chưa được kết nối với các tuyến quốc lộ. 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Biêr Niê (thứ ba từ phải sang)  thị sát khu vực đang triển khai dự án điện mặt trời tại huyện Ea Súp.  Ảnh: Huy Hoàng
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Biêr Niê (thứ ba từ phải sang) thị sát khu vực đang triển khai dự án điện mặt trời tại huyện Ea Súp. Ảnh: Huy Hoàng

Để giải quyết vấn đề này, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng biên giới, cần phải tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và xúc tiến xây dựng Cửa khẩu Đắk Ruê tạo liên kết với nước bạn Campuchia và các tỉnh Nam Trung Bộ qua Quốc lộ 29 và cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang trong tương lai. Nội dung này dự kiến sẽ được Đảng bộ tỉnh xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Bên cạnh phát triển hạ tầng giao thông tạo liên kết vùng miền, đối với huyện Ea Súp và Buôn Đôn cần tập trung xây dựng, rà soát, bổ sung một số quy hoạch như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Ngoài ra, trên cơ sở quy hoạch tốt, hạ tầng được đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển, cần chú trọng thu hút đầu tư vào địa bàn, nhất là những lĩnh vực đang có thế mạnh như điện mặt trời, chế biến nông sản, lúa gạo...

Minh Thông (thực hiện)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.