Multimedia Đọc Báo in

Thống nhất phương án thi nâng ngạch lên chuyên viên chính và xét thăng hạng viên chức 

17:46, 03/12/2020

Chiều ngày 3-12, Hội đồng thi nâng ngạch lên chuyên viên chính; xét thăng hạng viên chức trong cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh (gọi tắt là Hội đồng thi) đã họp triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi.

Đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì buổi họp.

Theo kế hoạch, Hội đồng thi sẽ tiến hành xét thăng hạng viên chức hạng II đối với các chức danh: Giảng viên chính (có 7 hồ sơ đăng ký, chỉ tiêu chọn ra 6 người); phóng viên chính, biên tập viên chính (có 2 hồ sơ đăng ký, chỉ tiêu là 5 người); chuyên viên chính (có 4 hồ sơ đăng ký, chỉ tiêu chọn 2 người).

g
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại cuộc họp

Đối với việc thi nâng ngạch lên chuyên viên chính: Có 68 hồ sơ của cán bộ, công chức đủ điều kiện dự thi, trong khi chỉ tiêu là 50 người. Quá trình thi sẽ thực hiện theo 2 vòng: Vòng 1 thi môn kiến thức chung với 60 câu hỏi trắc nghiệm trên máy vi tính, thời gian làm bài 60 phút. Nếu thí sinh trả lời đúng từ 50% số lượng câu hỏi trở lên sẽ tiếp tục thi vòng 2. Vòng 2 thi chuyên môn nghiệp vụ, hình thức thi viết, thời gian làm bài 180 phút, thang điểm 100.

g
Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hải Đông báo cáo dự thảo kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch lên chuyên viên chính

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn thống nhất danh sách 68 hồ sơ đủ điều kiện thi nâng ngạch lên chuyên viên chính và 13 hồ sơ xét thăng hạng viên chức hạng II; thống nhất lựa chọn phương án tổ chức thi, công tác giám sát kỳ thi, ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi… Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy sớm hoàn thiện các văn bản, thủ tục theo tinh thần góp ý tại cuộc họp để trình Hội đồng thi phê duyệt.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.