Tạo cơ hội cho hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa
17:20, 26/07/2010
Hội nghị sơ kết Chương trình hành động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công thương tổ chức vừa qua đã đánh giá: Chương trình thực sự tạo cơ hội cho hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa .
58% người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía các cơ quan liên quan đến doanh nghiệp, người tiêu dùng.
Chọn mua hàng sản xuất trong nước tại Coop.Mart Buôn Ma Thuột |
Theo đánh giá của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), việc triển khai Chương trình hành động đã tạo cơ hội cho hàng Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước. Về phía DN, nhìn chung đã ý thức được ý nghĩa của chương trình là một “cơ hội vàng” để nâng cao uy tín thương hiệu đối với người tiêu dùng, đem lại cơ hội sản xuất kinh doanh tại thị trường nội địa, nên đã chú trọng hơn đến việc cải tiến mẫu mã, chất lượng trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước thay đổi được hành vi của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng Việt. Về phía người tiêu dùng, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, khu đô thị, khuyến mãi, hội chợ, triển lãm… đã giúp họ tiếp cận trực tiếp với thương hiệu, DN Việt, có đủ thông tin để so sánh, đánh giá, tránh hàng giả, hàng nhái và tạo điều kiện cho hàng Việt phát triển. Kết quả khảo sát mới đây của ngành công thương cho thấy, qua gần 1 năm phát động chương trình, đã có tới 58% người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt, tăng gấp đôi so với trước đó.
Tiếp tục quảng bá hàng Việt
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Công thương đánh giá quá trình thực hiện cuộc vận động đã bộc lộ một số hạn chế. Nhìn chung tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các sở công thương đã chủ động xây dựng chương trình hành động riêng cho địa phương mình nhưng vẫn còn mang tính riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết cho nên chưa phát huy hết sức mạnh của các địa phương lân cận. Hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm trên địa bàn các tỉnh chưa thu hút được các DN có thương hiệu mạnh tham gia, chưa kết nối được giữa sản xuất phân phối và tiêu dùng. Nhiều hội chợ triển lãm mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực trưng bày, giới thiệu hoặc bán buôn, bán lẻ hàng hóa thuần túy mà chưa gây dựng được thương hiệu Việt cho người tiêu dùng. Bản thân các DN chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường và hỗ trợ xây dựng sản phẩm thương mại phát triển trên thị trường nội địa. Năng lực của một số DN nội địa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả, chưa cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, đặc biệt là vật tư, thiết bị chuyên ngành phục vụ sản xuất...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Công thương đánh giá quá trình thực hiện cuộc vận động đã bộc lộ một số hạn chế. Nhìn chung tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các sở công thương đã chủ động xây dựng chương trình hành động riêng cho địa phương mình nhưng vẫn còn mang tính riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết cho nên chưa phát huy hết sức mạnh của các địa phương lân cận. Hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm trên địa bàn các tỉnh chưa thu hút được các DN có thương hiệu mạnh tham gia, chưa kết nối được giữa sản xuất phân phối và tiêu dùng. Nhiều hội chợ triển lãm mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực trưng bày, giới thiệu hoặc bán buôn, bán lẻ hàng hóa thuần túy mà chưa gây dựng được thương hiệu Việt cho người tiêu dùng. Bản thân các DN chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường và hỗ trợ xây dựng sản phẩm thương mại phát triển trên thị trường nội địa. Năng lực của một số DN nội địa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả, chưa cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, đặc biệt là vật tư, thiết bị chuyên ngành phục vụ sản xuất...
Quảng bá sản phẩm thế mạnh của Dak Lak tại Hội chợ khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2010 |
H.H (
Nguồn:CTO)
Ý kiến bạn đọc