CPI tháng 8 sẽ chịu nhiều tác động trái chiều
15:37, 07/08/2011
Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2011 tăng khoảng 1%, đưa CPI tháng 8 tăng 15,75% so với tháng 12/2010.
Theo Bộ Tài chính, thị trường tháng 8 có nhiều yếu tố tác động giảm áp lực tăng giá. Các cân đối vĩ mô tiếp tục được điều hành để giữ ổn định; nguồn cung lúa gạo tăng, giá nhóm hàng lương thực có khả năng ổn định giảm. Chăn nuôi có chiều hướng thuận lợi do dịch bệnh cơ bản được khống chế, người chăn nuôi có lãi do giá tiêu thụ trên thị trường tăng, bên cạnh đó với nhiều giải pháp đang được các địa phương thực hiện nhằm khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư tái đàn nên chăn nuôi lợn có xu hướng phát triển tốt, tăng nguồn cung trên thị trường. Giá vật liệu xây dựng không có biến động lớn do nhu cầu xây dựng không tăng mạnh vào mùa mưa bão và thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công theo Nghị định số 11/NQ-CP. Các biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát theo Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt, đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khoá thắt chặt, kiểm soát nhập siêu… sẽ tiếp tục phát huy tác dụng góp phần quan trọng để bình ổn giá thị trường.
Nhưng CPI tháng 8 cũng sẽ chịu nhiều tác động trái chiều. Bước vào mùa mưa bão, những diễn biến thời tiết khó lường có thể tác động đến cung - cầu tại các vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hàng thực phẩm tươi sống và các loại rau củ quả . Bên cạnh đó, tiêu thụ đường và một số nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu, phục vụ rằm tháng 7 âm lịch... cũng tăng nhanh khiến giá các mặt hàng này vẫn đứng ở mức cao. Chiếm quyền số gần 1/4 rổ hàng hóa tính CPI, nhóm hàng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến CPI tháng 8.
Theo Bộ Tài chính, thị trường tháng 8 có nhiều yếu tố tác động giảm áp lực tăng giá. Các cân đối vĩ mô tiếp tục được điều hành để giữ ổn định; nguồn cung lúa gạo tăng, giá nhóm hàng lương thực có khả năng ổn định giảm. Chăn nuôi có chiều hướng thuận lợi do dịch bệnh cơ bản được khống chế, người chăn nuôi có lãi do giá tiêu thụ trên thị trường tăng, bên cạnh đó với nhiều giải pháp đang được các địa phương thực hiện nhằm khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư tái đàn nên chăn nuôi lợn có xu hướng phát triển tốt, tăng nguồn cung trên thị trường. Giá vật liệu xây dựng không có biến động lớn do nhu cầu xây dựng không tăng mạnh vào mùa mưa bão và thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công theo Nghị định số 11/NQ-CP. Các biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát theo Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt, đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khoá thắt chặt, kiểm soát nhập siêu… sẽ tiếp tục phát huy tác dụng góp phần quan trọng để bình ổn giá thị trường.
Bảo đảm nguồn cung thực phẩm góp phần kiềm chế mức tăng CPI |
Nhưng CPI tháng 8 cũng sẽ chịu nhiều tác động trái chiều. Bước vào mùa mưa bão, những diễn biến thời tiết khó lường có thể tác động đến cung - cầu tại các vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hàng thực phẩm tươi sống và các loại rau củ quả . Bên cạnh đó, tiêu thụ đường và một số nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu, phục vụ rằm tháng 7 âm lịch... cũng tăng nhanh khiến giá các mặt hàng này vẫn đứng ở mức cao. Chiếm quyền số gần 1/4 rổ hàng hóa tính CPI, nhóm hàng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến CPI tháng 8.
Dù không công bố cụ thể mặt hàng chiến lược nào sẽ được điều chỉnh tăng giá trong tháng này, nhưng Cục quản lý giá khẳng định giá một số mặt hàng tiếp tục được điều hành nhằm tiến tới thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước có thể gây sức ép tăng giá trên thị trường. Nhìn từ thị trường quốc tế, giá cả một số hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu tiếp tục có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến mặt bằng giá trong nước.
Với dự báo về tình hình giá cả tháng 8-2011, Bộ Tài chính đưa ra một số biện pháp bình ổn giá: tiếp tục tăng cường quản lý giá , kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, bảo đảm nguồn cung thực phẩm...
H.H (
Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc