Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu nhờ trồng vải thiều u trứng

08:14, 04/06/2012

Năm 1994, gia đình ông Phạm Quang Thắng rời quê hương Hải Dương vào Dak Lak theo diện kinh tế mới. Ông đã mua được 1,7 ha đất tại khóm 6, khối 12, thị trấn Ea Knốp (Ea Kar).

Ông Thắng bên vườn vải thiều u trứng của gia đình.
Ông Thắng bên vườn vải thiều u trứng của gia đình.

Lúc đầu ông Thắng trồng cà phê, tiêu, điều và nhiều loại cây ăn trái khác song do đất cát nhiều nên năng suất, chất lượng không cao, đời sống gia đình vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 1995, ông tiến hành trồng thử nghiệm giống vải u trứng. Sau 3 năm, vườn vải nhà ông ra trái sai, quả to, chất lượng quả tốt, cơm dày, hạt lép, ăn ngọt giòn. Do vải thu hoạch trái vụ (vào cuối tháng 3, giữa tháng 4 âm lịch), chất lượng lại ngon nên rất đắt hàng, gia đình ông không đủ cung cấp cho thị trường. Đến năm 2001, gia đình ông Thắng mạnh dạn trồng xen thêm vải vào vườn cà phê, tiêu, điều, dần dần vải được trồng phủ kín hết diện tích vườn nhà với tổng số lượng hiện khoảng 300 cây. Năm nay, trong vườn vải của ông có khoảng 100 cây cho thu hoạch, trong đó cây có tuổi thọ từ 10 năm trở lên cho thu hoạch khoảng 7 tạ trái, còn cây đang ra bói đạt từ 40 – 70 kg. Với giá bán cho thương lái mua tại vườn nhà là 34.000 đồng – 35.000 đồng/kg, sau khi trừ đi các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông có thu nhập từ vườn vải khoảng 400 triệu đồng/năm. Ông còn cung cấp giống cây cho nhiều bà con nông dân trong và ngoài huyện, sẵn sàng hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc cây vải.

Ông Thắng còn đang ấp ủ dự định sẽ xây dựng thương hiệu riêng, độc quyền cho giống vải u trứng của vườn nhà mình, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất sản phẩm vải thiều u trứng đi các tỉnh thành trong cả nước.

Lê Trịnh Thu Huyền


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.