Multimedia Đọc Báo in

Dự báo tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam niên vụ 2012 - 2013

16:13, 15/09/2012

Vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam niên vụ 2012 - 2013 bắt đầu vào tháng 10, nông dân dự kiến sản lượng giảm khoảng 1/5 tại Dak Lak,  địa phương trồng cà phê lớn nhất nước.

Các nông dân tại Dak Lak cho biết vụ thu hoạch có thể bắt đầu từ giữa tháng 10, sớm hơn thông lệ bắt đầu từ tháng 11 và đạt đỉnh trong tháng 12. 

Sản lượng

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) trụ sở tại London cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2011 - 2012 của Việt Nam được sửa đổi tăng lên mức 21 triệu bao 60kg, hay 15,8% của sản lượng toàn cầu, trước đó  ước tính sản lượng ở mức 20 triệu bao.

Niên vụ cà phê tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 9 năm sau. Vụ thu hoạch kết thúc vào tháng Giêng như thường lệ, tiếp theo là tưới nước kết thúc vào cuối tháng 4. Nông dân cho biết sản lượng của niên vụ tới có thể giảm, chủ yếu do mưa ít trong mùa mưa kết thúc vào cuối tháng này.

Giá cả

Loại cà phê xuất khẩu phổ biến nhất của Việt Nam là robusta 2,5% đen và vỡ. Nó thường đưa ra mức trừ lùi so với giá kỳ hạn tại London do người mua muốn phòng vệ trước rủi ro trong thời gian giao hàng và chất lượng hạt.

Các nhà xuất khẩu đã miễn cưỡng giao dịch trong tuần này với nhiều người trong số họ phải đối mặt với khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng. Họ đã chào hàng ở mức trừ lùi 20 USD/tấn so với hợp đồng tháng 11 tại London, trong khi người đặt giá ở mức trừ lùi 50 – 100 USD/tấn.

Xuất khẩu

Các nhà đầu tư dự báo xuất khẩu cà phê trong tháng 9 có thể giảm xuống mức 60.000 đến 90.000 tấn hay 1 triệu đến 1,5 triệu bao từ mức 120.000 tấn được xuất trong tháng 8.

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam lên mức kỷ lục gần 1,6 triệu tấn trong niên vụ 2011 - 2012.

Theo Vinanet/Reuters


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.