Multimedia Đọc Báo in

Thành lập HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Nguyên Đại Lợi

08:49, 06/10/2013

Ngày 5-10, tại xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar đã diễn ra Hội nghị thành lập HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Nguyên Đại Lợi. Về dự có các sở, ngành liên quan và 50 thành viên của HTX.

Các đại biểu tham gia hội nghị
Các đại biểu tham gia hội nghị

HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Nguyên Trường Thịnh được thành lập trên cơ sở các nhóm hộ trồng cà phê tham gia trong Dự án sản xuất cà phê bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn xã Quảng Tiến. Đến nay đã hơn 50 nông dân ở các thôn Tiến Đạt, Tiến Cường, Tiến Thịnh đăng ký làm thành viên của HTX, với tổng diện tích cà phê hơn 105 ha. Mục tiêu chính của HTX là tối đa hóa lợi ích của thành viên thông qua các giao dịch với HTX; phát triển các dịch vụ, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cà phê bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống của thành viên; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê tốt nhất cho các thành viên trong HTX. Theo đó, khi tham gia vào HTX, các thành viên sẽ được cung ứng vật tư bảo đảm chất lượng; áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác cà phê theo chứng chỉ 4C, UTZ…; nâng cao về năng lực sản xuất, quản lý vườn cây…

Ông Đào Duy Bảy, Chủ tịch UBND xã Quảng Tiến tặng hoa chúc mừng cho ông Nguyễn VĂn Hóa, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX
Ông Đào Duy Bảy, Chủ tịch UBND xã Quảng Tiến tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Văn Hóa, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX

Hội nghị đã tiến hành bầu 5 thành viên vào Hội đồng quản trị do ông Nguyễn Văn Hóa làm chủ tịch và 3 thành viên vào Ban kiểm soát do ông Đỗ Thanh Định làm trưởng ban. Các thành viên của HTX cũng thống nhất đổi tên HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Nguyên Đại Lợi thành HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Quảng Tiến.

Thuận Nguyễn
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.