Multimedia Đọc Báo in

Phát triển kinh tế từ mô hình đa cây, đa con

11:11, 28/11/2014
Sinh ra và lớn lên ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), năm 1990 ông Lê Văn Vạn (dân tộc Nùng) đã đưa gia đình rời quê hương vào Dak Lak xây dựng kinh tế mới tại thôn 3, xã Ea Sar (Ea Kar).

Những năm đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang vu, nhiều cỏ tranh, lau sậy, vợ chồng ông đã không nản chí, bền bỉ vỡ đất khai hoang, mở rộng diện tích để trồng ngô, làm đậu với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Dưới bàn tay chăm sóc vun trồng của vợ chồng ông, các loại cây và hoa màu ngày một xanh tốt, mang lại nguồn lương thực dồi dào cho gia đình ông. Đến năm 1996, với số vốn tích góp được ông mua thêm đất, tăng diện tích của gia đình lên 3,5 ha. Ông tự nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất và mạnh dạn đầu tư trồng 5 sào điều, 2 ha trồng hoa màu, diện tích còn lại ông đào ao thả cá và trồng lúa nước tăng thêm thu nhập. Đến năm 2007, thấy diện tích điều già cỗi, hiệu quả không cao, giá cả lại bấp bênh, ông quyết định phá hết diện tích điều già cỗi chuyển sang trồng cây ca cao và trồng thêm 3 sào cà phê. Sau khi ca cao và cà phê có thu hoạch ổn định, ông tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò, gà, heo rừng và trồng cây keo. Khi mới bắt tay vào chăn nuôi, ông nuôi với số lượng ít; sau đó vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm rồi nhân dần số đàn lên. Nhờ siêng năng và biết làm ăn đúng hướng, bố trí cây trồng hợp lý nên gia đình ông không những ổn định cuộc sống mà còn vươn lên làm giàu. Đến nay, gia đình ông Vạn có trên 5 sào ca cao, 1 ha cà phê, 1,5 ha cây hoa màu và keo; trong chuồng thường xuyên có trên 30 con heo rừng và heo thịt, trên 500 con gà, 11 con bò. Trừ chi phí mỗi năm gia đình ông Vạn có thu nhập trên 300 triệu đồng.

Không những là nông dân sản xuất giỏi, ông Vạn còn tích cực tham gia công tác xã hội. Với cương vị là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn 3, bản thân ông cùng gia đình luôn gương mẫu, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những hội viên trong thôn về vốn, kỹ thuật để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, góp phần cùng với địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.