Multimedia Đọc Báo in

Lấy mẫu thịt, trứng, rau để giám sát an toàn thực phẩm

06:25, 08/06/2016
Bộ NN-PTNT vừa ban hành thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT Quy định giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản.
 
Theo đó, trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong, muối, gia vị, đường, chè, cà phê, hạt tiêu, điều, ngũ cốc, thịt, thủy sản, rau, củ quả và các sản phẩm làm ra từ nguyên liệu trên lưu thông, tiêu thụ tại chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản, cơ sở thu gom, phân phối nông lâm thủy sản được giám sát bằng việc lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của một chỉ tiêu hoặc một nhóm chỉ tiêu đối với một sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể có nguy cơ cao về ATTP.
 
Sản xuất rau an toàn tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột
Sản xuất rau an toàn tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột
 
Khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP, cơ quan giám sát thông báo bằng văn bản tới cơ sở và yêu cầu cơ sở truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm, điều tra nguyên nhân, khắc phục và báo cáo kết quả về cơ quan giám sát; đồng thời, thông báo bằng văn bản kết quả giám sát tới các cơ quan chức năng địa phương được phân công quản lý ATTP tại các cơ sở, công đoạn sản xuất, kinh doanh có mẫu giám sát phát hiện không bảo đảm ATTP để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
 
Trường hợp quá thời hạn yêu cầu không nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục của cơ sở, cơ quan giám sát thông báo và đề nghị bằng văn bản tới cơ quan thanh tra chuyên ngành để tổ chức thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
 
Trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm ATTP được xác định là sản phẩm nhập khẩu, cơ quan giám sát báo cáo Sở NN-PTNT để có văn bản thông báo tới cơ quan chức năng thuộc Bộ NN-PTNT được giao quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 15-7-2016.
 
Nguồn: Chinhphu.vn
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.