Multimedia Đọc Báo in

Áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững cho 69.000 ha cà phê

11:02, 07/07/2016
Dự án (DA) Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) đã đưa ra  mục tiêu áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững cho 69.000 ha cà phê.
 
Cụ thể, đối với hợp phần cà phê, sẽ hỗ trợ áp dụng tiến bộ sản xuất và quản lý cà phê bền vững; hỗ trợ tái canh cà phê bền vững và tăng cường dịch vụ công trong lĩnh vực cà phê. Trong khuôn khổ DA, có 69.000 ha cà phê được áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, lợi nhuận của nông dân tăng khoảng 20% (15 triệu đồng/ha); tổng giá trị cà phê toàn vùng tăng thêm khoảng 48-50 triệu USD/năm và kéo dài trong suốt chu kỳ kinh doanh của cà phê (20-25 năm).
 
Người dân thu hochj cà phê liên kết với Công ty TNHH MVT cà phê Ea Pốk
Người dân thu hoạch cà phê liên kết với Công ty TNHH MVT cà phê Ea Pốk

DA này do Bộ NN-PTNT chủ quản, có tổng số vốn 301 triệu USD từ nguồn vay Ngân hàng Thế giới (World Bank), đối ứng và vốn của tư nhân, gồm 2 hợp phần cà phê và lúa gạo, thực hiện từ nay đến năm 2020 tại 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang và Tiền Giang) và 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum). Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Sở NN-PTNT đã triển khai một số nội dung như xét 23 công trình hạ tầng dự kiến đầu tư trong vùng DA, tập huấn và xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất và canh tác cà phê bền vững.

Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.