Multimedia Đọc Báo in

19.000 tỷ đồng tái cơ cấu ngành nông nghiệp

23:41, 02/09/2016
Ngày 1-9, Sở NN-PTNT đã công bố “Đề án (ĐA) tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định 2325/QĐ-UBND, ngày 10-8-2016 của UBND tỉnh.
 
Ông Vũ Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT chủ trì hội nghị công bố đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Ông Vũ Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT chủ trì hội nghị công bố đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
 
Đề án hướng đến mục tiêu: đến năm 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 24 - 25% cơ cấu ngành, trồng trọt 70 - 72%, dịch vụ 4 - 5%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4 - 4,5%; định hướng đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng đạt 2,9 - 3,2%/năm, thu nhập của nông dân tăng 2 lần so với năm 2015.
 
Mục tiêu của ngành nông nghiệp đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 235.000 đàn ong mất. Trong ảnh: một trang trại nuôi nong tại xã Ea Tul, huyện Cư M'gar
Mục tiêu của ngành nông nghiệp đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 235.000 đàn ong mật. (Trong ảnh: Một trang trại nuôi ong tại xã Ea Tul, huyện Cư M'gar)
 
Đề án xác định 5 đột phá chính là: Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; tổ chức lại sản xuất; thu hút đầu tư của doanh nghiệp; phát triển thủy lợi và xây dựng thương hiệu, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ 2016 – 2030, sẽ đầu tư 19.000 tỷ đồng phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó, ngân sách Nhà nước 5.523 tỷ đồng, người dân đóng góp 1.900 tỷ đồng, vốn vay và doanh nghiệp đầu tư 11.577 tỷ đồng.
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.