Multimedia Đọc Báo in

Có trên 2.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng do ngập lụt

09:45, 30/05/2017
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, do ảnh hưởng bất thường của thời tiết, trên địa bàn tỉnh từ ngày 18 đến 29-5 đã có mưa liên tục, lượng mưa trong đợt phổ biến đạt khoảng 200 mm gây lũ, ngập lụt cục bộ một số vùng trong tỉnh.
 
ảnh
Nhiều diện tích lúa hè thu 2017 tại huyện Lắk mới được người dân gieo sạ bị ngập sâu trong nước
Chỉ riêng 2 huyện Lắk và Krông Ana đã có 1.625 ha cây trồng bị ảnh hưởng do ngập lụt, trong đó 1.316 ha lúa nước (1.066 ha lúa đông xuân và 259 ha lúa hè thu mới gieo sạ), 309 ha ngô và rau màu các loại. Diện tích cây trồng bị ngập có khả năng bị mất trắng do ngập sâu và thời gian kéo dài. Thiệt hại ước tính trên 75 tỷ đồng. Tại huyện Lắk, mưa lớn gây sạt lở cục bộ bờ sông Krông Nô đoạn Bàu Xanh và buôn Plao (xã Ea R’bin), với khoảng 1,3 km làm ảnh hưởng đến 7 hộ dân (30 nhân khẩu) đang sinh sống trong khu vực. Trước tình hình trên, UBND huyện Lắk đã huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ di dời 2 hộ dân đến nơi an toàn, đồng thời phối hợp với Công ty Thủy điện Buôn Kuốp có phương án di dời 5 hộ dân còn lại trong khu vực sạt lở. Đối với diện tích bị ngập lụt ở huyện Krông Ana, huyện chỉ đạo bơm tiêu úng cho diện tích lúa đông xuân sắp thu hoạch.
 
Tại huyện Ea Súp, Phòng NN-PTNT cho biết, từ ngày 26 đến 29-5, trên địa bàn huyện xảy ra giông sét, mưa lớn làm hư hỏng toàn bộ hệ thống mạng, 8 dàn vi tính, 1 máy photo, 1 hệ thống đài truyền thanh của xã Ea Lê; thiệt hại 534 ha hoa màu ở xã Ya Tờ Mốt (trên 254 ha lúa, 319 ha ngô và cây trồng khác); ở xã Cư Kbang sạt lở 2 km đường giao thông nội đồng, đường đi từ Cư Kbang sang Ea Rốk bị chia cắt. Tổng thiệt hại ước tính trên 2,6 tỷ đồng; địa phương đang tiếp tục thống kê thiệt hại ở các xã Cư M’lan, Ya Lốp, Ia R’vê để có phương án khắc phục, hỗ trợ cho người dân kịp thời.
 
Minh Thuận
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.