Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng và phát triển đô thị Buôn Hồ: Những khó khăn, thách thức

09:03, 30/05/2017

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển thị xã giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020, bộ mặt đô thị của thị xã Buôn Hồ đã có những đổi thay đáng kể. Tuy nhiên để trở thành đô thị hiện đại, văn minh, Buôn Hồ vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Các tuyến đường nội thị Buôn Hồ ngày càng thông thoáng nhờ công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm.
Các tuyến đường nội thị Buôn Hồ ngày càng thông thoáng nhờ công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm.

Theo Phòng Quản lý đô thị thị xã Buôn Hồ, giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã đạt 12,85%; cơ cấu các ngành chuyển dịch theo đúng hướng; tổng thu ngân sách đạt trên 481 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho trên 1.700 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,86%/năm... Để thu hút đầu tư đô thị, công tác quy hoạch được thị xã chú trọng, đến nay đã thực hiện phủ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đạt 81,21%, với tổng diện tích 2.111,5 ha; quy hoạch chi tiết các khu chức năng đã được phê duyệt như: Trung tâm thể dục thể thao khu vực phía Bắc của tỉnh, trung tâm thương mại, khu xử lý chất thải rắn, Cụm công nghiệp Cư Bao... Chủ trương kêu gọi đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được Buôn Hồ xúc tiến mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực giao thông và điện chiếu sáng đô thị. Kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện với 100% tuyến đường từ trung tâm thị xã đến trung tâm các xã, phường, 47% các tuyến đường chính trung tâm nội thị và 65% các tuyến đường liên thôn, buôn, tổ dân phố được nhựa hóa. Bằng nguồn vốn tài trợ của Tổ chức KOICA (Hàn Quốc), hệ thống cấp nước sạch cho khu vực trung tâm thị xã đã được đầu tư xây dựng, mở rộng từ 2.400m3/ngày đêm lên 8.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp cho 90% dân cư trung tâm đô thị được sử dụng nước sạch...

Thị xã Buôn Hồ đang từng bước xây dựng trở thành đô thị hiện đại, văn minh.
Thị xã Buôn Hồ đang từng bước xây dựng trở thành đô thị hiện đại, văn minh.

Tuy nhiên, thị xã Buôn Hồ ra đời trong bối cảnh đầu tư công bị thắt chặt nên các hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Hầu như nguồn lực đầu tư công không có, một loạt các dự án đã được phê duyệt trước đây, chuẩn bị triển khai đầu tư cũng đã bị đình lại, nhất là lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nguồn lực đầu tư hạn chế, mỗi năm khoảng 15-17 tỷ đồng từ vốn ngân sách cấp trên, vì vậy sau 10 năm hình thành, phát triển, 5 năm thực hiện Nghị quyết 08, về các tiêu chí xây dựng hạ tầng đô thị đạt tiêu chí loại 4 vẫn chưa đạt yêu cầu. Các mục tiêu của Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy đến nay vẫn chưa thực hiện được. Ông Lê Đức Thành, Trưởng Phòng Quản lý đô thị thị xã cho biết, mặc dù công tác quy hoạch cơ bản được bảo đảm, nhưng đầu tư hạ tầng khung cho đô thị sau quy hoạch (tức là mở các trục giao thông chính đô thị để tạo động lực phát triển) do nguồn lực hạn chế nên vẫn chưa được đầu tư, gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch. Trước những khó khăn, thách thức, địa phương đang tập trung vào giải pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ nguồn lực xã hội. Thị xã vừa xây dựng Đề án huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị thị xã giai đoạn 2017-2020, với hình thức là Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm giảm dần tỷ lệ đầu tư của Nhà nước, tăng dần xã hội hóa hoạt động đầu tư. Mục tiêu là nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị theo tiêu chí đô thị loại 4, tiến tới hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại 3, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trở thành đô thị sinh thái mang bản sắc văn hóa các dân tộc Đắk Lắk - Tây Nguyên, như Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy đã đề ra.    

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.