Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt bình quân 600-650 triệu USD/năm

19:04, 11/07/2017
Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt bình quân 600-650 triệu USD/năm; từ sau năm 2020 phấn đấu đạt từ 700-800 triệu USD/năm – đó là một số chỉ tiêu quan trọng của Đề án phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được trình tại Kỳ họp thứ Tư HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.

Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao. Đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết dọc, liên kết ngang trong ngành hàng. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao vào các khâu sản xuất, chế biến và tổ chức quản lý sản xuất; nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Nông dân huyện Cư Mgar chăm sóc vườn cà phê. Ảnh: Hoàng Gia
Nông dân huyện Cư M'gar thu hoạch cà phê. Ảnh: Hoàng Gia

Theo đó, tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu giảm dần diện tích cà phê còn 180.000 ha và sản lượng bình quân 450.000 tấn/năm; đến năm 2030, diện tích ổn định 170.000-180.000 ha, sản lượng bình quân đạt 550.000 tấn/năm; năng suất bình quân đến năm 2020 đạt 2,5 tấn/ha, năm 2030 đạt 2,8 tấn/ha. Đảm bảo đến năm 2020 có 70% diện tích cà phê tái canh ghép cải tạo và trồng mới sử dụng giống cà phê mới (có năng suất, chất lượng cao); đến năm 2030 có 90% diện tích cà phê tái canh sử dụng giống mới có chất lượng.

Để đạt được mục tiêu đặt ra, Đề án cũng đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện: quản lý ngành hàng; tổ chức sản xuất; đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa; xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu; bảo đảm nguồn nước cho sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần bảo vệ môi trường.
 
Tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến để thực hiện Đề án là 2.668 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp của tỉnh 15 tỷ đồng, huy động doanh nghiệp và người dân 2.653 tỷ đồng.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.