Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò nhốt chuồng

08:02, 12/04/2018

Tận dụng đất trống để trồng cỏ và từ các phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, cây bắp, cây chuối, dây khoai lang…, những năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở các huyện Cư M’gar, Krông Pắc… áp dụng mô hình nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Đầu năm 2015, nhận thấy việc nuôi giống bò cỏ theo phương pháp nhốt chuồng nhanh có hiệu quả, lại bảo đảm an toàn và dễ chăm sóc, anh Lê Văn Hào (SN 1986, buôn Cuôr Dăng B, xã Cuôr Dăng, Cư M’gar) đã mạnh dạn vay mượn anh chị em đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi bò. Từ một con bò mẹ ban đầu, anh mua thêm vài con nữa để tiện chăm sóc, khi bò lớn đẻ con, anh bán bớt để trang trải cuộc sống, hiện tại trong chuồng còn 4  con bò mẹ để nhân đàn. Anh Hào chia sẻ: “Gia đình tôi có 5 sào cà phê trồng xen tiêu và các loại cây trồng khác, để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi cải thiện kinh tế gia đình tôi nuôi thêm bò. Nuôi bò không tốn nhiều công lắm, mỗi ngày đi rẫy lấy cây keo, cây chuối và trồng thêm cỏ là đã có thức ăn đa dạng cho đàn bò. Hơn thế, lượng phân bò là nguồn phân bón tốt cho cây trồng giúp gia đình tôi tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể mỗi năm”.

Bà Thảo  giới thiệu  mô hình  nuôi bò của  gia đình.
Bà Thảo giới thiệu mô hình nuôi bò của gia đình.

Nhờ dễ chăm sóc mà việc nuôi bò theo phương thức nhốt chuồng đã giúp nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu như gia đình bà Bùi Thị Thảo, trú tại thôn Tân Lập, xã Ea Kuăng (Krông Pắc). Trước đây, gia đình bà  thuộc diện hộ nghèo của xã. Nhà đông con, lại đang ở tuổi ăn tuổi học khiến cuộc sống càng thêm chật vật, làm lụng cả năm nhưng cái nghèo, cái đói cứ đeo bám mãi. Đến năm 2014 nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình bà Thảo  được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng để đầu tư làm chuồng trại nuôi bò sinh sản. Nhờ siêng năng chịu khó, khai khác triệt để các khoảng đất trống trồng cỏ, từ một cặp bò mẹ, chỉ sau 4 năm, nhà bà Thảo đã tăng đàn bò lên 10 con. Bà Thảo vui mừng khoe: “Nhờ nuôi bò, nhà tôi đã trả hết tiền vay ngân hàng, cuộc sống gia đình đã cải thiện hơn trước rất nhiều”.

Djuang Niê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.