Multimedia Đọc Báo in

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

18:04, 08/08/2018

Sáng 8-8, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với UBND huyện Krông Năng, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức buổi Tọa đàm giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Hơn 200 đại biểu là nông dân trên địa bàn huyện đã được củng cố các kiến thức về các giống cà phê; cách trồng, chăm sóc cà phê tái canh; các giống dâu, giống tằm; cây dược liệu; cây bơ; giống cỏ cao sản; các công thức bón phân cho cà phê, hồ tiêu…

Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm

Ngoài ra, các đại biểu cũng chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn về trồng, chăm sóc vườn cây xen canh, cách ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết. Còn các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp trực tiếp giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc lựa chọn phân bón, cách bón phân có hiệu quả, cách khắc phục hiện tượng rụng trái non trên cây ăn quả, cách bảo quản nông sản sau thu hoạch…

Đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc cho nông dân
Đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc cho nông dân

Tiến sĩ Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên phân tích, để cây trồng phát triển có hiệu quả, bà con nông dân cần nắm rõ đặc tính của đất, các thành phần dinh dưỡng có trong đất cũng như mật độ tuyến trùng trong đất. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến bất thường, vì vậy bà con cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, bón phân đúng nhu cầu của cây, xây dựng hệ thống thoát nước cũng như có phương án chủ động nguồn nước khi xảy ra hạn hán. Việc phòng chống dịch bệnh cần thực hiện đồng bộ từ khâu trồng đến chăm sóc để có hiệu quả kinh tế cao nhất...

Thanh Hường

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.