Multimedia Đọc Báo in

Sẽ giảm hạn mức rút tiền qua ATM vào đêm khuya

14:41, 29/08/2018
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng về việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ.
 
Theo đó, để phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán thẻ, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và NHNN, tăng cường tần suất và chất lượng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hoạt động thẻ.
 
Khách hàng giao dịch tại một cây ATM của Ngân hàng NN-PTNT
Khách hàng giao dịch tại một cây ATM của Ngân hàng NN-PTNT
 
Cùng với đó, tổ chức rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ và triển khai đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong từng khâu quy trình để ngăn ngừa hiệu quả tội phạm; tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho khách hàng; xây dựng phương án truyền thông và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kịp thời xử lý và khắc phục nhanh nhất các rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ (nếu có), tránh để xảy ra tình trạng khách hàng khiếu nại kéo dài, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng. 
 
Đáng lưu ý, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng nghiên cứu triển khai giải pháp giám sát, cảnh báo đối với chủ thẻ dựa trên phân tích hành vi, thói quen của khách hàng, vị trí địa lý… và thay đổi linh hoạt, giảm hạn mức rút tiền vào các thời điểm có nhiều rủi ro (khoảng thời gian 23 tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau) để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và ngân hàng.
 
Theo số liệu của NHNN Chi nhánh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh hiện có 257 máy ATM, các tổ chức tín dụng đã phát hành và đang được khách hàng sử dụng trên 925 nghìn thẻ các loại. 
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.