Multimedia Đọc Báo in

Thu nhập cao từ trồng xen mắc ca trong vườn tiêu, cà phê

08:47, 11/04/2019
Trước đây, trên diện tích 5 ha của gia đình, anh Lương Thế Hiệp (thôn 8a, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo) chỉ trồng độc canh cây cà phê. Năm 2005, anh trồng cao su nhưng chỉ một thời gian sau, do giá cao su xuống thấp, anh lại phá bỏ hoàn toàn cao su chuyển sang trồng cây hồ tiêu.

Tham quan nhiều mô hình kinh tế tại các địa phương khác, anh nhận thấy nếu chỉ trồng cà phê và hồ tiêu trên một diện tích lớn thì hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy, đến năm 2012, anh bàn với vợ trồng thử nghiệm cây mắc ca, loại cây còn ít người trồng tại huyện Ea H’leo. Theo anh Hiệp, so với nhiều loại cây khác, cây mắc ca giá trị kinh tế cao hơn lại tốn ít công chăm sóc, đầu ra dồi dào.

Anh Lương Thế Hiệp (phải)  giới thiệu vườn cây  mắc ca  với khách tham quan.
Anh Lương Thế Hiệp (phải) giới thiệu vườn cây mắc ca với khách tham quan.

Hiện nay, trên diện tích 5 ha của gia đình, anh Hiệp đã có 1.000 cây cà phê, 1.000 trụ tiêu, hơn 200 cây mắc ca và 400 cây bơ booth. Chỉ riêng năm 2018, gia đình anh thu được hơn 3 tấn cà phê, 1 tấn tiêu và 3 tấn mắc ca, tổng thu nhập hơn 400 triệu đồng. Ngoài ra, với những kiến thức đã tích lũy được, anh Hiệp còn trực tiếp ghép cây mắc ca để bán ra thị trường, với giá trung bình 55.000 – 60.000 đồng/cây. Thời gian tới, anh Hiệp dự định sẽ trồng xen thêm 200 cây mắc ca nữa.

Từ thành công của gia đình anh Hiệp, nhiều hộ dân xã Ea Hiao cũng mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây mắc ca xen canh với hồ tiêu và cà phê, nhằm tạo ra nhiều nguồn thu nhập, tiết kiệm được công sức và thời gian chăm sóc. Ông Lê Thế Thông, Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn 8a cho biết, thôn hiện có 103 hộ và đã có hơn 70% số hộ trồng cây mắc ca xen trong rẫy của gia đình. Việc trồng xen mắc ca vào vườn cà phê và tiêu đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt do không tốn công chăm sóc, lượng phân bón sử dụng ít hơn các loại cây trồng khác.

Nguyễn Ngọc
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.