Multimedia Đọc Báo in

Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

08:07, 20/07/2019
Ngày 17-7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững.
 
Theo đó, Chính phủ định hướng phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; cải thiện và nâng cao đời sống nông dân; xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại.
 
Cán bộ Agribank Đắk Lắk khảo sát một mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại huyện Ea Kar. (Ảnh minh họa)
Cán bộ Agribank Đắk Lắk khảo sát một mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại huyện Ea Kar. (Ảnh minh họa)
 
Bên cạnh đó, Chính phủ đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3%/năm. Đến năm 2030, có 80.000 – 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả, trong đó có khoảng 3.000 – 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 – 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.
 
Đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu.
 
Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm mạnh các điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành Nông nghiệp. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho các dự án nông nghiệp theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nông nghiệp...
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.