Multimedia Đọc Báo in

Thu nhập khá từ nuôi heo

09:09, 02/07/2019

Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa (buôn Tang, xã Ea Sol, huyện Ea H’leo) trồng hồ tiêu và cà phê; sau đó, khi giá cà phê và hồ tiêu xuống thấp, chị chuyển hướng sang chăn nuôi bò song do không có kinh nghiệm và tiêu thụ khó khăn nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Sau quá trình tìm hiểu trên mạng xã hội và trực tiếp tham quan các mô hình kinh tế ở nhiều địa phương khác, tháng 2-2018, chị Hoa bàn với chồng chuyển hướng sang nuôi giống heo rừng và giống heo bản địa của bà con dân tộc thiểu số. Ban đầu, gia đình chị nuôi thử nghiệm chỉ với 7 con heo mẹ, đến nay, sau thời gian tự gây giống, trang trại của chị Hoa đã có 15 con heo rừng và heo bản địa sinh sản. Mỗi năm heo mẹ sinh hai lứa, gia đình chị xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn heo thịt, thu nhập 360 triệu đồng.

Chị Hoa chăm sóc đàn heo của gia đình.
Chị Hoa chăm sóc đàn heo của gia đình.

Theo chị Hoa, nuôi heo rừng và heo bản địa có giá trị kinh tế cao hơn heo thường, lại ít dịch bệnh. Heo nuôi trong thời gian hơn 3 tháng là có thể xuất chuồng, đạt trọng lượng trên 15 kg. Để tạo nguồn thức ăn cho heo, chị Hoa đã trồng 400 gốc chuối và hơn 2 sào cỏ ngay tại trang trại của gia đình. Bên cạnh đó, chị luôn chú ý khâu vệ sinh chuồng trại và tiêm vắc xin đầy đủ cho đàn heo.

Ngoài nuôi heo, gia đình chị Hoa còn nuôi hơn 100 con gà và 2 ao cá nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Thành công bước đầu từ mô hình kinh tế của gia đình chị Hoa đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hội viên phụ nữ trên địa bàn khi hiện nay giá cả các mặt hàng nông sản đang xuống thấp. Thời gian tới, gia đình chị dự định sẽ mở rộng quy mô trang trại nhằm đáp ứng nguồn cung cho thị trường.

Nguyễn Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.