Multimedia Đọc Báo in

Tín dụng chính sách xã hội "Đòn bẩy" kinh tế cho người nghèo

10:11, 26/08/2020
Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị 40) là một chính sách quan trọng đối với Chương trình giảm nghèo bền vững và đã tạo "cú hích" cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Tín dụng chính sách xã hội được thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), số lượt người được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi ngày càng tăng. Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chỉ đạo, lãnh đạo công tác tín dụng chính sách xã hội, chủ động bố trí ngân sách ủy thác, huy động các nguồn lực và sử dụng nguồn vốn gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Một mô hình nuôi bò từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội ở xã Tân Lập (huyện Krông Búk).
Một mô hình nuôi bò từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội ở xã Tân Lập (huyện Krông Búk).

Tại Đắk Lắk, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40, toàn tỉnh đã có 299.300 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH, với doanh số cho vay 6.761 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách này đã giúp 70.760 hộ thoát ngưỡng nghèo; 16.745 học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; giúp 9.426 lao động được tạo việc làm; xây dựng hơn 125 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; sửa chữa và xây dựng mới 5.835 căn nhà cho hộ nghèo...

Là một trong những địa phương thực hiện tốt Chỉ thị 40, Bí thư Đảng ủy xã Ea Drông (thị xã Buôn Hồ) Trần Hậu Hương chia sẻ, địa phương luôn xác định vốn vay của NHCSXH là động lực quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm ổn định; vốn vay được sử dụng hiệu quả cũng giúp chất lượng tín dụng được củng cố, nâng cao. Đảng ủy đã bố trí một cán bộ chuyên trách giảm nghèo tham mưu xác nhận đối tượng vay vốn từ NHCSXH; các đoàn thể phối hợp với bí thư chi bộ, ban tự quản thôn, buôn nhằm giúp đỡ những hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt là các hộ dân được vay vốn với số tiền từ 30 - 100 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế, lập được trang trại chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả cao và dần thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 40, tỷ lệ hộ nghèo của xã Ea Drông chỉ còn 7%, giảm 15,34% so với đầu năm 2015.
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng yêu cầu các cấp, ngành và địa phương tiếp tục tập trung nguồn lực nhằm thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, tích cực huy động nguồn vốn tiền gửi và nguồn vốn thu hồi nợ quay vòng để tập trung giải ngân đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
 

Theo đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương, Chỉ thị 40 đã đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân về nguồn vốn phát triển kinh tế cho hộ nghèo. Mặt khác, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”, nhất là đối với vùng nông thôn. Đây cũng chính là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ tổn thương. 

Đồng thời là đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Chính vì vậy, việc triển khai quyết liệt và có hiệu quả Chỉ thị 40 trong thời gian tới vẫn là điểm tựa quan trọng trong việc triển khai tín dụng chính sách xã hội để vừa tối đa hóa hiệu quả của từng đồng vốn, vừa tập hợp thêm nguồn lực từ con người đến nguồn vốn không chỉ của địa phương mà của cả doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và mỗi người dân trong công cuộc giảm nghèo bền vững.
 
 Minh Thuận

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.